Tin thủy sản Hậu Giang hiệu quả những mô hình thủy sản

Hậu Giang hiệu quả những mô hình thủy sản

Tác giả Hải Đường, ngày đăng 30/03/2024

Nhằm áp dụng chủ trương về chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, những năm qua, nông dân tỉnh Hậu Giang đã tập trung phát triển nhiều mô hình sản xuất thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thu nhập cao nhờ nuôi ếch

Điển hình là mô hình nuôi ếch thương phẩm của ông Nguyễn Văn Triều, ấp Mỹ Hiệp 3, xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Trạm Khuyến nông TP Vị Thanh nhận định, đây là mô hình dễ thực hiện, có khả năng phát triển kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nuôi ếch kết hợp với nuôi cá sẽ tận dụng được nguồn thức ăn dư thừa, hoặc phân ếch làm thức ăn cho cá. Bên cạnh đó sẽ làm cho ao sạch, nhằm hạn chế dịch bệnh. Với nhiều ưu điểm như: tận dụng được diện tích mặt nước sẵn có, hạn chế mầm bệnh, dễ chăm sóc, quản lý và góp phần tăng thu nhập cho hộ gia đình.

tu dieu khien Tima

Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa

Hiện giá ếch thịt thời gian qua ổn định ở mức 35.000 – 37.000 đồng/kg, với mức giá thời điểm hiện nay, nông dân đầu tư mang lại nguồn lợi nhuận cao. Trung bình 1 kg ếch thương phẩm có chi phí sản xuất khoảng 15.000 – 18.000 đồng/kg, với mức chi phí này, nông dân có thể thu lợi nhuận từ 10.000 – 13.000 đồng/kg.

Thu hoạch cá thát lát tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: TTKNHG

Ông Nguyễn Văn Triều cho biết, ếch nuôi thương phẩm từ 1,5 đến 2 tháng sẽ cho thu hoạch và đạt trọng lượng từ 3 – 5 con/kg. Ếch được nuôi trong vèo lưới. Hiện tại, gia đình ông nuôi được 4 vèo với khoảng 4.000 con ếch và đã thu hoạch được lứa đầu gần 1,5 tấn ếch với giá 37.000 đồng/kg sau khi trừ chi phí ông còn lãi khoảng 20 triệu đồng. Từ những hiệu quả bước đầu mang lại lợi nhuận ông Triều sẽ mở rộng thêm quy mô nuôi ếch thịt.

Ngoài nuôi ếch thịt, ông Triều còn ương ếch giống, từ đó ông kiểm soát được lượng con giống, sức khỏe không để thiếu thức ăn vì như vậy ếch có thể ăn lẫn nhau dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao. 

Trạm Khuyến nông TP Vị Thanh khuyến cáo người nuôi ếch, không nên cho ăn quá nhiều vì đường ruột của ếch khá yếu, dễ bị chết nếu ăn quá no. Bên cạnh đó đòi hỏi người nuôi phải biết đặc tính sinh học và cách phát hiện, phòng trị một số bệnh thường gặp của ếch như bệnh lở loét đỏ chân, mù mắt, đường tiêu hóa, chướng nước… Do đó, tốt nhất thường xuyên kiểm tra, theo dõi quá trình phát triển của ếch, không để nguồn nước trong ao nuôi bị ô nhiễm, tăng cường các khoáng chất đề kháng và cân đối lượng thức ăn hợp lý, tránh lãng phí, gây ô nhiễm môi trường. Chọn thức ăn có kích cỡ và hàm lượng đạm phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ếch; cho ếch ăn đủ về số lượng và thức ăn đảm bảo chất lượng. Đối với thức ăn công nghiệp chọn 30% đạm; khi cho ếch ăn phải rãi đều khắp lồng, tránh cho ếch ăn một chỗ. Thường xuyên trộn men tiêu hóa vào thức ăn hàng ngày để giúp ếch tiêu hóa thức ăn tốt hơn, định kỳ bổ sung thêm Vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho ếch.

Cá thát lát cườm

Cá thát lát là một loài thủy sản đặc trưng của tỉnh Hậu Giang, có giá trị kinh tế cao, vì thế nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Vị Thủy đã tận dụng điều kiện sẵn có để nuôi giống cá này. Điển hình là mô hình nuôi cá thát lát cườm thương phẩm của ông Phạm Văn Sóc, ấp 9A2 xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Ông Sóc đã có kinh nghiệm nuôi cá thát lát cườm thương phẩm đã được 7 năm, lúc đầu còn gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật (con giống, thức ăn và quản lý dịch bệnh,…). Qua một thời gian tìm hiểu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm ngoài ra còn được tư vấn kỹ thuật của cán bộ kỹ thuật xã, huyện. Hiện nay ông đã chủ động được nguồn giống, thức ăn và quản lý được dịch bệnh.

Theo ông Sóc, mô hình nuôi cá thát lát cườm trong vèo chi phí đầu tư thấp, kỹ thuật đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau 45 ngày thả nuôi, cần tiến hành phân loại theo trọng lượng cá để thuận tiện chăm sóc. 1 ngày cho cá ăn từ 2 – 3 lần và số lượng thức ăn phải tăng dần theo trọng lượng của cá. Ngoài ra, phải chủ động phòng bệnh theo định kỳ và xử lý nguồn nước giúp cá khỏe mạnh. Cứ thu hoạch xong một đợt là ông vệ sinh vèo và xử lý nước trong ao để thả nuôi lại đợt tiếp theo.

Nhờ nắm chắc các quy trình, kỹ thuật chăm sóc cá thát lát cườm vèo trong ao nên các vụ cá đạt hiệu quả khá cao. Với diện tích mặt nước hơn 1.500 m

may quat nuoc HS

MÁY QUẠT NƯỚC HS

- Oxy hoà tan cao

- Tạo dòng mạnh, xi phong tốt

- Ưu điểm:

   + Tiêu thụ điện năng thấp

   + Tiêu chuẩn ISO-9001

   + Chất lượng vượt trội

- Ứng dụng:

   + Nuôi tôm thâm canh

   + Nuôi tôm trong nhà

   + Hệ thống ương nuôi tôm


Có thể bạn quan tâm

tang-cuong-phong-chong-benh-nguy-hiem-tren-tom-nuoi-nuoc-lo Tăng cường phòng, chống bệnh… hop-tac-xa-nuoi-tom-the-chan-trang-voi-ty-le-thanh-cong-dat-80 Hợp tác xã nuôi tôm…