Tôm thẻ chân trắng Hiệu quả khai thác thuỷ sản bằng nghề lưới vây

Hiệu quả khai thác thuỷ sản bằng nghề lưới vây

Ngày đăng 05/06/2015

Nghề lưới Vây là nghề đã có ở Nghệ An từ hơn 20 năm trước, bắt đầu từ Hợp tác xã Vạn Xuân, xã Nghi Xuân, Nghi Lộc; Sau một thời gian hoạt động tương đối có hiệu quả, nhưng do sự thay đối cơ chế quản lý của nhà nước từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, việc quản lý của Hợp tác xã không còn phù hợp, không đứng vững trong cơ chế mới và đã phải giải thể.

Trong 5 năm trở lại đây với việc phát triển công nghệ khai thác, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khai thác thủy sản trên biển, áp dụng các cơ chế quản lý mới, các nghề khai thác đã phát triển và theo đó nghề lưới Vây cũng phát triển mạnh mẽ. Phải nói là từ con số không đến nay cả tỉnh đã có 55 phương tiện làm nghề lưới Vây khai thác thủy sản xa bờ có công suất máy chính từ 90cv trở lên, trong đó xã Quỳnh Long đã có 29 phương tiện có công suất từ 90 đến 500cv.

Chuyến ra khơi đầu tháng 10 năm 2012, các phương tiện làm nghề lưới Vây ở Quỳnh Long đã thắng lợi lớn, phương tiện của ông Nguyễn Văn Minh, xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu sau 4 ngày ra khơi đã thu về 350 triệu đồng, đã khai thác được 40 tấn cá sau 4 đêm đánh bắt; các phương tiện khác trong xã cũng đạt sản lượng từ 12 đến 25 tấn thủy sản sau 5 đến 6 đêm khai thác thu về từ 200 đến 300 triệu đồng; các loại thủy sản khai thác được chủ yếu là cá Nục, cá Hổ, Mực ống …

Nghề lưới Vây là nghề khai thác thủy sản hiệu quả nhất hiện nay trong tất cả các nghề và là nghề cần tập trung đầu tư phát triển. Nhưng để đầu tư một phương tiện bằng nghề này cho một phương tiện 500 cv cũng cần tới hơn 4 tỷ đồng, đây là một số kinh phí quá lớn không phải ngư dân nào cũng làm được, nếu muốn phát triển cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước.

Ngoài ra, để nghề lưới Vây phát triển hiệu quả cần trang bị các máy móc hàng hải khai thác hiện đại như máy dò ngang để phát hiện, xác định đàn cá để khai thác kịp thời giảm chi phí tìm kiếm. Hiện nay, do giá thành của máy quá lớn từ 300 đến 350 triệu đồng/chiếc, trên toàn tỉnh mới chỉ có 05 phương tiện có điều kiện trang bị loại thiết bị này (01 phương tiện tự mua sắm, 04 phương tiện được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến Ngư Trung ương). Các cơ quan nhà nước cần có sự hỗ trợ ngư dân mua sắm trang bị máy dò ngang trên tàu lưới Vây để hiệu quả sản xuất của ngư dân ngày một cao hơn.

Tags: khai thac thuy san, nuoi tom, nuoi trong thuy san


Có thể bạn quan tâm

hieu-qua-to-hop-tac-khai-thac-thuy-san-tren-bien Hiệu quả Tổ hợp tác… benh-dom-trang-o-tom-nuoi-bien-phap-phong-benh-truoc-mua-vu-nuoi-tom Bệnh Đốm trắng ở tôm…