Hiệu quả nuôi tôm thẻ qua đông trong hệ thống ao phủ bạt
Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ mới, nuôi tôm thẻ chân trắng qua đông trong hệ thống ao phủ bạt đã mở ra hướng phát triển mới cho nghề nuôi tôm của tỉnh Ninh Bình, góp phần mang lại nguồn thu ổn định cho các hộ tham gia.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng qua đông trong hệ thống ao phủ bạt
Theo hạch toán của người nuôi, giá bán tôm trong vụ Đông cao gấp từ 2 đến 3 lần so với vụ chính. Anh Đặng Thanh Tân, thị trấn Bình Minh, huyện Kim Sơn cho biết: năm 2017, với 4ha, 11 ao nuôi, mô hình của anh cho sản lượng trên 70 tấn, lợi nhuận đạt khoảng 4 tỷ đồng, riêng vụ đông đã đạt khoảng 40 tấn.
Anh Đặng Thanh Tân và ông Vũ Hồng Sơn, thị trấn Bình Minh là những hộ tiên phong đi đầu và đã qua 4 vụ thử nghiệm thành công.
Vào mùa đông, nhu cầu thị trường tôm thương phẩm lớn để phục vụ các ngày lễ, tết... trong khi đó nguồn hàng lại khan hiếm, vì đối với giống tôm thẻ chân trắng, điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt nhất là ở mức 26 độ C, khi nhiệt độ môi trường nước giảm dưới 20 độ C, tôm sẽ ngừng ăn. Ngoài ra, với phương thức nuôi truyền thống thời gian qua đã gây ra các vấn đề về ô nhiễm môi trường nên tôm dễ bị dịch bệnh.
Giải pháp cho nuôi tôm vụ Đông là xây dựng các ao nuôi có nhà bạt che phủ. Bình quân với diện tích từ 1.600 – 2.000 m2/ao, gồm lắp mái che mặt ao để kiểm soát nhiệt độ ổn định,khi đó nhiệt độ bên trong và ngoài chênh lệch 7 – 10 độ C, giúp tôm sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ ngoài trời thay đổi; lót bạt dưới đáy ao lắp đặt hệ thống quạt, ô xy đáy;
Đồng thời ứng dụng công nghệ Biofloc. Đây là một công nghệ tiên tiến, giảm tối đa lượng nước thải ra môi trường và sử dụng biofloc làm thức ăn bổ sung tại chỗ cho tôm.
Người nuôi tôm thẻ chân trắng tại vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn hoàn toàn có thể áp dụng hình thức nuôi tôm vụ Đông trong nhà bạt để tăng hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị sản xuất. Tuy chi phí đầu tư xây dựng nhà bạt khá cao (từ 300-400 triệu đồng/ao rộng khoảng 2000 m2), nhưng đổi lại giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do hạn chế được các loại thuốc kháng sinh, thuốc hóa học. Nên tôm nguyên liệu sau thu hoạch sẽ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo động lực cho người nuôi mạnh dạn đầu tư, giúp cho nghề nuôi tôm phát triển bền vững và hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ