Mô hình kinh tế Hiệu quả từ mô hình tôm - rừng

Hiệu quả từ mô hình tôm - rừng

Ngày đăng 21/05/2015

Gia đình ông Nguyễn Văn Gọt (ấp Vĩnh Mới, xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình) được Chi cục Kiểm lâm tỉnh giao khoán 5ha rừng. Ông Gọt được phép đào mương, bao bờ xung quanh để nuôi các loài thủy sản với diện tích từ 30 - 40%, còn lại 60 - 70% diện tích ông có nghĩa vụ bảo vệ và phát triển cây rừng, đảm bảo mật độ 10.000 cây/ha.

Năm 2014, gia đình ông Gọt đã sử dụng diện tích mặt nước nuôi các loài thủy sản như tôm, cua, cá, mỗi năm thu nhập gần 200 triệu đồng. Riêng từ Tết Nguyên đán 2015 đến nay, ông thu nhập gần 100 triệu đồng. Có thu nhập ổn định, các thành viên trong gia đình ông Gọt càng quan tâm chăm sóc và bảo vệ cây rừng tốt hơn.

Còn gia đình ông Lý Ngọc Nhiều (ấp Vĩnh Mới) cũng đã gắn bó với 7ha rừng phòng hộ ven biển hơn 18 năm qua. Từ việc nuôi tôm, cua, cá, hàng năm gia đình ông thu nhập vài trăm triệu đồng. Ngoài ra, ông Nhiều còn tận dụng bờ mương để trồng các loại cây ăn trái và cây phân tán như: chuối, mãng cầu, ổi, phi lao. Riêng năm 2014, ông được Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho phép tỉa thưa theo mật độ quy định, mang lại thêm nguồn thu cho gia đình 60 triệu đồng.

Ông Thái Tùng Cương, Phó hạt trưởng Hạt kiểm lâm liên huyện rừng phòng hộ biển Đông, cho biết: “Rừng phòng hộ ven biển hiện giờ đã thật sự có chủ, được người dân nhận khoán, tham gia quản lý, bảo vệ rất tốt. Hiện nay, không còn tình trạng người dân vào rừng chặt phá, khai thác lâm sản trái phép như trước kia. Việc chặt phá rừng hoặc đe dọa đến sự đa dạng sinh thái của rừng đều được chủ hộ nhận khoán phát hiện và báo cơ quan chức năng ngăn chặn, xử lý kịp thời.


Có thể bạn quan tâm

thanh-pho-vi-thanh-phat-trien-phong-trao-nuoi-luon Thành phố Vị Thanh phát… 123-ho-gia-dinh-ca-nhan-xin-nuoi-trong-thuy-san-o-long-son 123 hộ gia đình, cá…