Mô hình kinh tế Hiệu quả từ việc sử dụng nấm Trichoderma trong sản xuất nông nghiệp

Hiệu quả từ việc sử dụng nấm Trichoderma trong sản xuất nông nghiệp

Ngày đăng 25/06/2015

Vì vậy, để xử lý rơm rạ sau thu hoạch hiệu quả thực sự, người dân nên sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma để biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất”.

Để có thể xử lý rơm rạ trả về cho đất, chế phẩm sinh học Trichoderma là chế phẩm được sử dụng chủ yếu trong quá trình làm đất (lúa). Trichoderma được phun trực tiếp vào bề mặt rơm rạ, giúp xử lý nhanh rơm rạ, vừa rẻ tiền vừa hiệu quả. Đây là chế phẩm có nguồn gốc sinh học, thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Ngoài ra, chế phẩm sinh học Trichoderma có thể dùng một hoặc nhiều cách kết hợp để khống chế các loài nấm gây hại, các phương thức có thể thay đổi tùy thuộc vào đối tượng gây hại và điều kiện lý hóa của môi trường tại thời điểm đó (nhiệt độ, độ ẩm...).

Qua ghi nhận, phương pháp xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học này được tiến hành dựa trên nguyên tắc bổ sung các chủng vi sinh vật phân giải hữu cơ có khả năng phân giải nhanh và triệt để, biến rơm rạ sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ vi sinh giàu dinh dưỡng để rải lại trên cánh đồng, cày vùi vào đất hoặc sử dụng làm chất che phủ cho nhiều loại cây trồng. Phương pháp này vừa giảm lượng khí cacbon thải ra môi trường, vừa có thể tận dụng rơm rạ để mang lại lợi ích kinh tế.

Bên cạnh đó, chế phẩm sinh học Trichoderma có khả năng kích thích sự sinh trưởng của cây trồng. Loại nấm này có khả năng tiết ra đất những chất kích thích giúp rễ cây khỏe hơn và ăn sâu xuống lòng đất, tăng khả năng hút dinh dưỡng, tăng khả năng phòng vệ. Quan trọng hơn hết, Trichoderma có thể bám vào các đầu rễ cây tạo thành một lớp bảo vệ, giúp rễ cây tránh được sự xâm nhập của các loại nấm bệnh, tăng khả năng ra hoa, thụ phấn, tăng năng suất cây trồng.

Với các loại cây ăn trái, rau màu, chế phẩm sinh học Trichoderma có thể trộn chung với các loại phân hữu cơ để bón cho cây trồng giúp ngăn ngừa bệnh trên nhiều loại cây trồng như: cam, quýt (vàng lá, thối rễ), hành lá, cải, dưa leo, dưa hấu, khổ qua...

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật, người dân trong tỉnh Đồng Tháp chỉ sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma nhiều trên các loại cây ăn trái, rau màu. Đối với cây lúa, việc sử dụng nấm Trichoderma còn khá hạn chế do người dân sản xuất gối vụ chủ yếu chọn phương pháp đốt đồng.

Để sản xuất nông nghiệp thực sự mang lại hiệu quả tối ưu cho nông dân, bà Lê Thị Hà cho rằng: “nông dân nên sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma trong sản xuất nông nghiệp để cải thiện đất canh tác, bảo vệ cây trồng hiệu quả, gia tăng giá trị nông sản và thân thiện với môi trường”.


Có thể bạn quan tâm

dua-nhau-nho-mi-chay-lu Đua nhau nhổ mì chạy… thao-go-kho-khan-thuc-hien-de-an-tai-co-cau-nganh-nong-nghiep Tháo gỡ khó khăn thực…