Hồ tiêu Bình Định chết hàng loạt, không thể cứu chữa
Trong 3 năm gần đây, do giá tiêu tăng cao nên nông dân nhiều địa phương ở huyện Hoài Nhơn (Bình Định) đổ xô trồng khiến diện tích hồ tiêu “bùng nổ”.
Vườn tiêu của ông Võ Đồng bị chết hàng loạt
Từ cuối năm 2016 đến nay, cây tiêu bỗng lâm trọng bệnh chết hàng loạt khiến nhiều hộ khốn đốn.Theo bà Trương Thị Thúy Ức, Phó phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn, cây tiêu có mặt trên đất Hoài Nhơn đã lâu, nhưng chủ yếu được trồng rải rác trong vườn nhà, diện tích đông đặc chỉ chừng 50ha. Tuy nhiên, khoảng 3 năm nay, do giá tiêu tăng vùn vụt nên nông dân khắp nơi đổ xô trồng. Tính đến nay, cả tiêu kinh doanh và tiêu mới trồng trên địa bàn huyện đã đạt trên 140ha.
Theo nhiều hộ trồng tiêu ở huyện, không hiểu sao từ sau những đợt lũ xảy ra vào cuối năm 2016 đến nay, các trụ tiêu cứ chết dần chết mòn; chết nhanh có, chết chậm có, ban đầu là vài trụ, sau lây lan chết cả vườn. Riêng vườn tiêu 1.800 trụ của ông Võ Đồng ở thôn Hội Phú (xã Hoài Hảo) đến nay đã bị chết đến 600 trụ.
Cùng cảnh ngộ, vườn tiêu của anh Dương Xuân Huy ở thôn Ngọc Sơn Bắc (xã Hoài Thanh Tây) có gần 170 trụ, trong đó có 100 trụ đã được 3 năm tuổi, đang giai đoạn chuẩn bị cho thu trái bói, nhưng hiện nay số trụ đã chết chiếm đến gần một nửa vườn.
Tình trạng tiêu chết trong vườn anh Huy chưa dừng lại, hiện số trụ tiêu 3 năm tuổi còn lại đang bị vàng lá và cũng đang bắt đầu chết dần. Không chỉ vậy, số trụ tiêu mới năm 2 tuổi của anh Huy cũng đang lâm cảnh tương tự, lá đã trở màu vàng úa và bắt đầu có 25 trụ đã chết.
“Trong quá trình trồng tiêu cần đảm bảo yếu tố thoát nước tốt, phun thuốc phòng trừ bệnh chết nhanh, chết chậm đúng định kỳ để phòng trừ, chứ để bệnh đã bùng phát rồi là bó tay, không thể cứu chữa vì chưa có thuốc đặc trị”, bà Trương Thị Thúy Ức.
Anh Huy rầu rĩ: “Đây là năm đầu tiên tôi bắt đầu thu bói 100 trụ tiêu, nếu không có gì xảy ra thì cũng kiếm được khoảng 35 triệu đồng, gỡ gạc phần nào vốn đầu tư”.
Cạnh đó, 3 vườn tiêu 500 trụ của ông Lê Văn Lựa ở thôn Ngọc Sơn Bắc (xã Hoài Thanh Tây) cũng mắc bệnh tương tự. Mới vừa thấy lá xanh tươi, mấy ngày sau đã thấy lá vàng, còn nay thì cả trên 300 trụ chết thối rễ, phun thuốc không kịp cứu.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hoàng Thân, Chi hội trưởng Chi hội trồng tiêu xã Hoài Thanh Tây, toàn xã trồng được khoảng 18ha tiêu, từ đợt mưa lũ cuối năm 2016 đến nay đã có trên 3.000 trụ tiêu bị chết, bệnh lan rất nhanh và rộng, nhiều nhà vườn tiêu chết rụi nên đã mất trắng.
Theo thống kê của Phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn, toàn huyện đã có trên 10ha tiêu bị chết do bệnh chết nhanh, chết chậm, tập trung tại một số xã: Hoài Tân, Hoài Phú, Hoài Hảo, Hoài Thanh Tây, Hoài Thanh…
Vườn tiêu của ông Nguyễn Hội ở xã Hoài Thanh Tây đang héo rũ lá chết dần
Bà Trương Thị Thúy Ức cho biết: “Nguyên nhân khiến bệnh chết nhanh chết chậm trên cây tiêu phát triển mạnh chủ yếu là do cuối năm 2016 trên địa bàn huyện mưa lũ kéo dài, một số diện tích tiêu bị ngập nước, rễ bị úng, tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển gây hại, đặc biệt là nấm Phytophthora. Các vườn hồ tiêu bị bệnh chết nhanh chết chậm đều thấy các chóp rễ cây tiêu đều chuyển sang màu nâu đen, lá chuyển sang màu vàng rồi rụng, cây héo khô, chết chỉ trong vòng vài ngày”.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ