Hướng dẫn, tăng cường quản lý nuôi tôm hùm lồng
Hiện nay, số lượng lông nuôi tôm hùm ngày càng tăng với mật độ thả nuôi dày dẫn đến khả năng trao đối nước kém, làm cho môi trường nuôi tiếp tục ô nhiễm hữu cơ, gây thiếu ôxy cục bộ, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triên của tôm hùm nuôi.
Ảnh minh họa: Nuôi Tôm hùm lồng tại Đầm Môn – Vạn Thạnh – Vạn Ninh
Tổng cục Thủy sản nêu rõ, Kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi tôm hùm lồng tại của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và địa phương năm 2018 và tháng đầu năm 2019 cho thấy một số chỉ số môi trường tiếp tục biến động và thể hiện tình trạng ô nhiễm hữu cơ như N-NH3, P-PO4, mật độ vi khuẩn Vibrio vượt giá trị giới hạn cho phép theo QCVN 10-MT:2015 BTNMT; bên cạnh đó còn phát hiện thấy sự có mặt của loài tảo có khả năng gây hại cho tôm nuôi như Peridỉnỉum sp tại các vùng nuôi tôm hùm.
Để đảm bảo tạo môi tường nuôi tốt nhất, thúc đây phát triển nuôi tôm hùm một cách bền vũng, Tổng cục Thủy sản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nuôi tôm hùm triển khai những nội dung cụ thế như sau:
1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nuôi tôm hùm theo theo đúng quy hoạch của địa phương. Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
2. Tổ chức quan trắc và giám sát môi trường vùng nuôi tôm hùm, đưa ra cảnh báo, khuyến cáo kịp thời cho người nuôi; Đồng thời báo cáo kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường về Tổng cục thủy sản, Cục Thú y theo quy định.
3. Chủ động phối họp với cơ quan chức năng, chuyên môn của địa phương làm tôt công tác phòng ngừa, giảm thiêu các nguồn gây ô nhiêm môi trường từ hoạt động nuôi tôm hùm; tăng cường kiểm soát, phát hiện và xử lý các nguồn xả thải tại các vùng nuôi.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn cho người nuôi tại địa phưong biện pháp quản lý môi trường vùng tôm hùm:
- Giãn thưa lồng nuôi đảm bảo mật độ lồng nuôi 30-60 lồng/ha mặt nước; khoảng cách giữa các cụm lồng nuôi của các hộ cách nhau tối thiểu là 50 m.
- Đưa lồng nuôi đến nơi có độ sâu sâu hơn đảm bảo độ sâu tối thiểu khi triều thấp là 4 m (đối với nuôi lồng găm), 6 m (đối với nuôi lồng chìm) và 8 m (đối với nuôi lồng nối).
- Giảm mật dộ tôm trong lồng, dặc biệt là tôm cỡ 200-400g/con.
- Quản lý tốt thức ăn và khẩu phần ăn, tránh dư thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường. Thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe tôm, loại bỏ cá thể vếu, vỏ lột xác và thức ăn dư thừa sau 2 đến 3 giờ cho ăn đế hạn chế nguy cơ lây lan mầm bệnh. Thu gom, xử lý thức ăn dư thừa, chất thải theo quy định.
- Vệ sinh lưới lồng thường xuyên, treo túi vôi xung quanh lồng nuôi, nhằm tạo điêu kiện trao đôi nước giữa trong và ngoài lồng nuôi.
- Giám sát môi trường nuôi hàng ngày, nhất là vào thời điểm nhạy cảm như chiều tối, sáng sớm, khi thay đôi thời tiết. Kịp thòi phát hiện và xử lý các biến động môi trường.
- Khi tôm nuôi có dâu hiệu bất thường hoặc bị chết, người nuôi cân báo cáo cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương. Không di chuyển lồng bè từ vùng nuôi có tôm bệnh sang vùng nuôi chưa xuất hiện bệnh nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh.
5. Lây phương châm phòng bệnh là chính khi thủy sản nuôi bị bệnh, thực hiện các quy định về phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và quy định của Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 Quy định về phòng và chống dịch bệnh thủy sản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
6. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức của cơ sở sản xuât thủy sản, người dân về bảo vệ môi trường trong nuôi trồns thủy sản theo quy định của Luật bảo vệ môi trường.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ