Mô hình kinh tế Hướng Đến Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững

Hướng Đến Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững

Ngày đăng 01/11/2013

Huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Phát huy lợi thế ven viển, huyện đã triển khai các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhắc đến nghề nuôi trồng thủy ở Ninh Hải, người ta nghĩ ngay đến con tôm. Thời hoàng kim (năm 2000), bà con ở xã Tân Hải, Hộ Hải… đã chuyển hàng trăm ha đất trồng lúa sang nuôi tôm. Tuy nhiên, do phát triển ồ ạt không theo quy hoạch nên nguồn nước bị ô nhiễm dẫn đến dịch bệnh kéo dài làm cho diện tích và sản lượng tôm giảm dần. Theo báo cáo, trong 9 tháng năm 2013 diện tích nuôi tôm thương phẩm ở địa phương hơn 884 ha, giảm gần 348 ha so với cùng kỳ; sản lượng thu hoạch 1.146 tấn, giảm 457 tấn. Trước tình hình nuôi tôm ngày càng khó khăn, chủ trương chung của huyện là khuyến khích ngư dân đưa vào nuôi các đối tượng thủy sản mới như rong sụn, cá, cua, hàu...

Mô hình trồng rong sụn trong lồng lưới triển khai tại thôn Khánh Hội, xã Tri Hải, với 50 hộ tham gia được đánh giá là đạt hiệu quả nhất. Qua các vụ sản xuất, năng suất bình quân đạt hơn 12 tấn rong khô/ha, cao gấp rưỡi so với trồng rong sụn theo phương pháp dây đơn trên đáy. Anh Trần Văn Tư, tham gia mô hình cho biết: Áp dụng kỹ thuật trồng rong sụn trong lồng lưới không những năng suất cao, mà chất lượng rong tốt hơn so với cách trồng truyền thống bởi khắc phục được tình trạng cá, cua cắn và sóng đánh. Nếu thả 1 tấn rong giống theo phương pháp dây đơn trên đáy, sau 6 tháng thu hoạch khoảng 30 tấn tươi, tương đương 4 tấn khô, bán với giá 17.000 đồng/kg, trừ chi phí lãi hơn 40 triệu đồng. Còn trồng rong trong lồng lưới trên cùng diện tích thu hơn 50 tấn tươi (hơn 7 tấn khô), với giá trên hộ trồng lãi từ 80 đến 100 triệu đồng. Điều đáng nói là, trước đây bà con chỉ thả vụ chính từ tháng 9 âm lịch năm này đến tháng 2 âm lịch năm sau, các tháng còn lại trong năm ngưng làm do thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh nhiều, nhưng áp dụng mô hình trồng rong sụn trong lồng lưới có thể sản xuất được quanh năm. Đồng chí Trần Hữu Nhân, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cho biết: Triển vọng nghề trồng rong sụn là rất lớn khi ở tỉnh ta đang xây dựng Nhà máy chế biến công suất 6.000 tấn rong nguyên liệu/năm, vì vậy để đáp ứng cho hoạt động của nhà máy, việc mở rộng sản xuất rong nguyên liệu là cần thiết. Huyện đã quy hoạch vùng trồng rong quy mô 300 ha ở đầm Nại và đang vận động nông dân nhân rộng mô hình trồng rong sụn trong lồng lưới ở thôn Khánh Hội ra trên diện rộng.

Cùng với đó, huyện có chủ trương đa dạng hóa đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện mặt nước của từng xã, thực hiện các mô hình thí điểm. Chỉ tính từ năm 2011 đến nay, địa phương triển khai 9 mô hình nuôi các loại cá nước lợ (cá chẽm, chim vay vàng), hải sâm, hàu, ghẹ… Địa phương thực hiện thành công mô hình nhất phải kể đến Tân Hải. Đồng chí Mai Tấn Phát, Phó Bí thư Đảng ủy xã, cho biết: Thực hiện chủ trương của huyện về phát triển nuôi thủy sản bền vững, cấp ủy, chính quyền xã chỉ đạo tập trung vận động các hộ chuyển đối tượng nuôi phù hợp với môi trường nước lợ quanh khu vực đầm Nại. Để người dân an tâm chuyển đổi, xã phối hợp với ngành chức năng thực hiện các mô hình nuôi thí điểm chuyển giao kỹ thuật cho bà con, bước đầu đạt kết quả khả quan. Trong số 400 hộ nuôi tôm kém hiệu quả trước đây có hơn 100 hộ chuyển qua nuôi cua biển, hàu, cá mú thương phẩm với diện tích gần 200 ha. Theo anh Nguyễn Cao Kỳ, Trưởng BQL thôn Hòn Thiên so với nuôi tôm, nuôi hàu vốn đầu tư thấp, ít bị rủi ro, hộ nuôi 1 ha mỗi năm cho thu nhập khoảng 150 triệu đồng.

Nghề nuôi trồng thủy sản ở huyện Ninh Hải đã có những bước chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ hạn chế, đó là sản xuất manh mún, thiếu liên tục, chưa khai thác hết tiềm năng mặt nước đầm Nại. Do chưa có cơ sở sản xuất các loại cá giống, nên bà con phải mua giống từ ngoài tỉnh về giá thành cao, dẫn đến không chủ động được thời vụ cũng như mở rộng quy mô nuôi. Đó là chưa kể giá cả, đầu ra thiếu ổn định. Đồng chí Trần Hữu Nhân, cho biết thêm: Để khai thác hết tiềm năng, lợi thế, phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững, huyện đang tập trung quy hoạch vùng nuôi theo hướng thâm canh và bán thâm canh (thả mật độ thưa kết hợp nuôi xen kẽ nhiều loài); tăng cường áp dụng khoa học-kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm; đầu tư xây dựng, củng cố hạ tầng ao nuôi, hệ thống cấp thoát nước.Huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Phát huy lợi thế ven viển, huyện đã triển khai các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhắc đến nghề nuôi trồng thủy ở Ninh Hải, người ta nghĩ ngay đến con tôm. Thời hoàng kim (năm 2000), bà con ở xã Tân Hải, Hộ Hải… đã chuyển hàng trăm ha đất trồng lúa sang nuôi tôm. Tuy nhiên, do phát triển ồ ạt không theo quy hoạch nên nguồn nước bị ô nhiễm dẫn đến dịch bệnh kéo dài làm cho diện tích và sản lượng tôm giảm dần. Theo báo cáo, trong 9 tháng năm 2013 diện tích nuôi tôm thương phẩm ở địa phương hơn 884 ha, giảm gần 348 ha so với cùng kỳ; sản lượng thu hoạch 1.146 tấn, giảm 457 tấn. Trước tình hình nuôi tôm ngày càng khó khăn, chủ trương chung của huyện là khuyến khích ngư dân đưa vào nuôi các đối tượng thủy sản mới như rong sụn, cá, cua, hàu...

Mô hình trồng rong sụn trong lồng lưới triển khai tại thôn Khánh Hội, xã Tri Hải, với 50 hộ tham gia được đánh giá là đạt hiệu quả nhất. Qua các vụ sản xuất, năng suất bình quân đạt hơn 12 tấn rong khô/ha, cao gấp rưỡi so với trồng rong sụn theo phương pháp dây đơn trên đáy. Anh Trần Văn Tư, tham gia mô hình cho biết: Áp dụng kỹ thuật trồng rong sụn trong lồng lưới không những năng suất cao, mà chất lượng rong tốt hơn so với cách trồng truyền thống bởi khắc phục được tình trạng cá, cua cắn và sóng đánh. Nếu thả 1 tấn rong giống theo phương pháp dây đơn trên đáy, sau 6 tháng thu hoạch khoảng 30 tấn tươi, tương đương 4 tấn khô, bán với giá 17.000 đồng/kg, trừ chi phí lãi hơn 40 triệu đồng. Còn trồng rong trong lồng lưới trên cùng diện tích thu hơn 50 tấn tươi (hơn 7 tấn khô), với giá trên hộ trồng lãi từ 80 đến 100 triệu đồng. Điều đáng nói là, trước đây bà con chỉ thả vụ chính từ tháng 9 âm lịch năm này đến tháng 2 âm lịch năm sau, các tháng còn lại trong năm ngưng làm do thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh nhiều, nhưng áp dụng mô hình trồng rong sụn trong lồng lưới có thể sản xuất được quanh năm. Đồng chí Trần Hữu Nhân, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cho biết: Triển vọng nghề trồng rong sụn là rất lớn khi ở tỉnh ta đang xây dựng Nhà máy chế biến công suất 6.000 tấn rong nguyên liệu/năm, vì vậy để đáp ứng cho hoạt động của nhà máy, việc mở rộng sản xuất rong nguyên liệu là cần thiết. Huyện đã quy hoạch vùng trồng rong quy mô 300 ha ở đầm Nại và đang vận động nông dân nhân rộng mô hình trồng rong sụn trong lồng lưới ở thôn Khánh Hội ra trên diện rộng.

Cùng với đó, huyện có chủ trương đa dạng hóa đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện mặt nước của từng xã, thực hiện các mô hình thí điểm. Chỉ tính từ năm 2011 đến nay, địa phương triển khai 9 mô hình nuôi các loại cá nước lợ (cá chẽm, chim vay vàng), hải sâm, hàu, ghẹ… Địa phương thực hiện thành công mô hình nhất phải kể đến Tân Hải. Đồng chí Mai Tấn Phát, Phó Bí thư Đảng ủy xã, cho biết: Thực hiện chủ trương của huyện về phát triển nuôi thủy sản bền vững, cấp ủy, chính quyền xã chỉ đạo tập trung vận động các hộ chuyển đối tượng nuôi phù hợp với môi trường nước lợ quanh khu vực đầm Nại. Để người dân an tâm chuyển đổi, xã phối hợp với ngành chức năng thực hiện các mô hình nuôi thí điểm chuyển giao kỹ thuật cho bà con, bước đầu đạt kết quả khả quan. Trong số 400 hộ nuôi tôm kém hiệu quả trước đây có hơn 100 hộ chuyển qua nuôi cua biển, hàu, cá mú thương phẩm với diện tích gần 200 ha. Theo anh Nguyễn Cao Kỳ, Trưởng BQL thôn Hòn Thiên so với nuôi tôm, nuôi hàu vốn đầu tư thấp, ít bị rủi ro, hộ nuôi 1 ha mỗi năm cho thu nhập khoảng 150 triệu đồng.

Nghề nuôi trồng thủy sản ở huyện Ninh Hải đã có những bước chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ hạn chế, đó là sản xuất manh mún, thiếu liên tục, chưa khai thác hết tiềm năng mặt nước đầm Nại. Do chưa có cơ sở sản xuất các loại cá giống, nên bà con phải mua giống từ ngoài tỉnh về giá thành cao, dẫn đến không chủ động được thời vụ cũng như mở rộng quy mô nuôi. Đó là chưa kể giá cả, đầu ra thiếu ổn định. Đồng chí Trần Hữu Nhân, cho biết thêm: Để khai thác hết tiềm năng, lợi thế, phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững, huyện đang tập trung quy hoạch vùng nuôi theo hướng thâm canh và bán thâm canh (thả mật độ thưa kết hợp nuôi xen kẽ nhiều loài); tăng cường áp dụng khoa học-kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm; đầu tư xây dựng, củng cố hạ tầng ao nuôi, hệ thống cấp thoát nước.


Có thể bạn quan tâm

thu-nghiem-thanh-cong-nhieu-giong-ca-moi Thử Nghiệm Thành Công Nhiều… nang-cao-nang-suat-gia-tri-thuy-san Nâng Cao Năng Suất, Giá…