Tin thủy sản Khánh Hòa tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản cuối năm

Khánh Hòa tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản cuối năm

Tác giả Hải Lăng, ngày đăng 07/10/2023

Những tháng cuối năm, diễn biến thời tiết phức tạp, nguy cơ cao về thiệt hại thủy sản nuôi trồng do mưa bão gây ra. Để ổn định sản xuất, đảm bảo nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu thủy sản khi thị trường đang dần phục hồi, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có công văn đề nghị các đơn vị, địa phương trong tỉnh tăng cường chỉ đạo phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) các tháng cuối năm.

Thận trọng trong mùa mưa bão

Từ đầu năm đến nay, nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, các loài thủy sản nuôi trong ao đìa và lồng bè, những mô hình nuôi hiệu quả đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân tại các vùng NTTS trọng điểm trong tỉnh. Nhờ đó, diện tích thả nuôi thủy sản trong 9 tháng năm nay tăng 3,17% so với cùng kỳ năm trước.

tu dieu khien Tima

Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa

Trong đó, nuôi ao đìa nước lợ có hơn 460ha cá, hơn 2.325ha tôm và hơn 840ha các loài thủy sản khác; đối với NTTS bằng lồng bè trên biển, toàn tỉnh thả nuôi khoảng 68.000 lồng tôm hùm và hơn 10.000 lồng cá biển. Tính chung 9 tháng qua, sản lượng NTTS đạt 14.760 tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước, góp phần đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ tiêu thụ nội địa và chế biến xuất khẩu.

Tuy nhiên, những ngày này, tại vùng NTTS ở thị xã Ninh Hòa, nơi có 2.420ha ao đìa, người dân đang lo lắng khi thời tiết biến động nhiều, các loại thủy sản nuôi chậm lớn và nguy cơ thiệt hại khi mùa mưa bão đang đến gần. Ông Nguyễn Đình Phai nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Ninh Ích cho biết: “Những tháng đầu năm nay, thời tiết thuận lợi, việc tiêu thụ tôm thẻ chân trắng ổn định nên người nuôi có lãi khá.

Đây cũng chính là động lực để tôi gia cố lại 3 đìa nuôi, tiếp tục thả giống tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, hiện nay bước vào mùa mưa bão nên tôi thả nuôi với mật độ thấp, chỉ khoảng 50 con/m2, bằng phân nửa so với bình thường”.

Theo lãnh đạo Chi cục Thủy sản tỉnh, dự báo từ nay đến cuối năm, thời tiết diễn biến cực đoan, khó lường, có nhiều thay đổi về sinh hóa bất lợi đối với NTTS, rất dễ dẫn đến tình trạng thủy sản nuôi bị chết, gây thiệt hại đối với ngành NTTS. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến kế hoạch phát triển NTTS những tháng cuối năm của tỉnh, cũng như sự ổn định nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến thủy sản.

Tăng cường quản lý vùng nuôi

Theo ông Lê Văn Hoan – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mới đây, sở đã có văn bản đề nghị các địa phương ven biển trong tỉnh bám sát tình hình thực tế, tăng cường việc theo dõi, quản lý vùng NTTS; phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành thông tin, cảnh báo đến người nuôi về thời tiết, thiên tai, kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi và dịch bệnh thủy sản để chủ động ứng phó, phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại. Riêng đối với các vùng NTTS bằng lồng bè, không để tăng số lượng lồng nuôi; hướng dẫn người nuôi quản lý, đảm bảo khoảng cách giữa các bè nuôi để tránh thiệt hại do dịch bệnh…

Trước đó, để chủ động phòng, chống thiệt hại NTTS trong những tháng cuối năm, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển trong tỉnh đã hướng dẫn các hộ NTTS một số giải pháp quản lý đối tượng nuôi trong thời điểm thời tiết giao mùa, chủ động ứng phó với mưa lũ. Bên cạnh đó, các địa phương tăng cường kiểm tra tình hình NTTS trên địa bàn; tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các hộ NTTS thực hiện những giải pháp phòng, chống và khắc phục thiệt hại do mưa bão…

may thoi khi AT

ƯU ĐIỂM MÁY THỔI KHÍ AT

- Dải áp suất và lưu lượng rộng

- Độ rung thấp, vận hành êm ái

- Trục vít 2 thùy nằm ngang

- Đơn giản, cấu trúc gọn

- Cung cấp không khí hoàn toàn sạch

- Hệ nén trục vít mạnh mẽ

- Roto được thiết kế đặc biệt

- Hoạt động liên tục, bền bỉ

Được biết, thị trường tiêu thụ, xuất khẩu thủy sản đang có xu hướng dần phục hồi vào những tháng cuối năm. Chính vì thế, nếu thời tiết không thuận lợi và tâm lý chờ tín hiệu từ thị trường khiến người dân “treo ao” sẽ dễ dẫn đến nguy cơ thiếu nguyên liệu phục vụ cho ngành chế biến thủy sản xuất khẩu. Để đảm bảo nhu cầu nguyên liệu, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan tăng cường chỉ đạo phát triển NTTS các tháng cuối năm.

Trong đó, các địa phương cần ổn định nuôi những đối tượng nuôi chủ lực, đẩy mạnh phát triển NTTS trên biển và các đối tượng nuôi có giá trị cao; phát triển nuôi tôm nước lợ một cách hiệu quả ở những nơi đảm bảo điều kiện về hạ tầng, kiểm soát tốt các khâu sản xuất; tăng cường chỉ đạo việc quan trắc, cảnh báo môi trường vùng NTTS tập trung để kịp thời đưa ra cảnh báo, khuyến cáo đến người nuôi; làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, ứng phó với thiên tai nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại trong NTTS; quản lý tốt an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thủy sản nuôi trồng…


Có thể bạn quan tâm

cau-vuot-cung-gia-tom-cua-o-tra-vinh-quay-dau-tang Cầu vượt cung, giá tôm… gia-tom-tang-tro-lai-nong-dan-khong-con-hang Giá tôm tăng trở lại,…