Khi tỷ phú cũng lắc đầu với chăn nuôi, trồng trọt
Tỷ phú cũng lắc đầu với chăn nuôi, trồng trọt
Năm 2015, 3 đại gia giàu nhất sàn chứng khoán là Tập đoàn Vingroup, Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai, Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát khiến nhiều người ngỡ ngàng khi tay ngang đi làm nông nghiệp.
Trong khi Bầu Đức nuôi bò, ông chủ thép Hòa Phát sản xuất thức ăn gia súc thì tỷ phú Phạm Nhật Vượng quyết định đi trồng rau sạch.
Ngoài những ông lớn trong ngành bất động sản, gang thép trên còn những tên tuổi khá quen thuộc trong ngành như Tập đoàn TH, Vinamilk, Công ty cổ phần Tập đoàn T&T cũng công bố đang ngày càng lớn mạnh.
Làn sóng các DN ồ ạt nhảy vào làm nông khiến nhiều chuyên gia phải thốt lên: "Ngành nông nghiệp chưa bao giờ sôi động và tươi mới đến thế".
Thế nhưng, chỉ chưa đầy một năm, làn sóng tươi mới ấy đã không còn sôi động như ban đầu.
Không ít "ông lớn" đã thở dài ngao ngán vì lĩnh vực này đòi hỏi vốn lớn nhưng rủi ro cao, lợi nhuận thấp.
Dù làm ăn bài bản căn cơ thì nông nghiệp vẫn là một canh bạc lớn đối với nhiều đại gia.
Ví dụ điển hình phải kể đến khoản nợ khổng lồ hơn 30.000 tỷ đồng của HAGL sau khi tái cơ cấu và đầu tư vào nông nghiệp.
Cho đến nay, đại gia này vẫn chưa thoát khỏi vòng nợ nần.
Hay với Nguyễn Kim, sau thời điểm ồ ạt đổ vốn vào các công ty lương thực ở ĐBSCL, doanh nghiệp điện máy đã có kết quả kinh doanh tồi tệ, lan sang cả lĩnh vực khác.
Một đại gia Tây Nguyên khác là Đức Long Gia Lai cũng cho biết, sau khi trồng bắp mang lại doanh thu, lợi nhuận cao sẽ kết hợp với Vinamilk rót 11.000 tỷ đồng tiền vốn cho dự án chăn nuôi 80.000 con bò sữa và 45.000 con bò thịt.
Tuy nhiên, đã 2 năm trôi qua, dự án vẫn chỉ nằm trên giấy.
Điểm sáng lớn nhất có lẽ là Tập đoàn Vingroup, doanh nghiệp này vẫn kiên định đồng hành cùng nông dân.
Ngoài việc tiếp tục đầu tư công nghệ Israel và Nhật Bản vào các trang trại rau VinEco, ngày 1.9 mới đây, Vingroup đã khởi động chương trình liên kết Hộ sản xuất nông nghiệp.
Theo đó, Vingroup sẽ đầu tư 300 tỷ đồng trong một năm để hỗ trợ 1.000 HTX và hộ nông dân trồng rau an toàn, hỗ trợ phân phối và xây dựng thương hiệu bài bản.
Tham vọng của Vingroup không chỉ đảm bảo nguồn cung thực phẩm sạch cho hệ thống siêu thị Vinmart của tập đoàn mà còn nhân rộng phong trào trồng rau sạch, an toàn cho nông dân.
Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, tỷ trọng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 1% so với toàn nền kinh tế - con số nhỏ không tưởng.
Sản xuất nông nghiệp rất rủi ro
Theo Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Thị Hồng, nguyên nhân của tình trạng ngoài nông nghiệp còn nhiều rủi ro thì nhiều DN còn vướng vào vấn đề đất đai.
Phần lớn diện tích đất còn nhỏ lẻ và giao cho nông dân.
Bên cạnh đó, trình độ khoa học và công nghệ, đặc biệt trong ngành này còn yếu kém so với khu vực và các nước trên thế giới
Cũng theo bà Hồng, đã đến lúc ngành nông nghiệp cần thay đổi tư duy sản xuất, đặc biệt đối với tác động của thiên nhiên, khí hậu không đơn giản.
Điều cốt lõi của ngành nông nghiệp là tích cực chuyển đổi để nâng cao chất lượng và giá trị.
Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn (Bộ NN&PTNT), tỷ trọng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 1% so với toàn nền kinh tế.
Trong đó, 90% là DN nhỏ và siêu nhỏ.
Trong đó, hơn 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Nông nghiệp có quy mô rất nhỏ bé.
Không thể phủ nhận về sự sôi động của ngành này khi trước tin đồn TPP thất bại, nhưng các DN vẫn tích cực tham gia trong lĩnh vực chăn nuôi, gỗ, thủy sản...
kéo mức tăng trưởng ngành lên khá nhanh.
Tuy nhiên, các DN tham gia vào ngành còn gặp khá nhiều khó khăn, phải kể đến vấn đề về đất đai, thiên tai (ảnh hưởng của biến đổi khí hậu) và chính sách bảo hiểm.
Hiện tại, ở Việt Nam có 16,3 triệu hộ nông dân.
Trong đó, 60.700 người sống ở nông thôn thì có tới 60.000 người làm nông nghiệp.
Trong khi diện tích đất canh tác là 4.280 m2, nếu chia theo đầu người chỉ khoảng 1.150 m2/người mà người nông dân sống nhờ ruộng là vô cùng.
Việc giành hàng trăm héc-ta đất cho các DN như mong muốn là điều rất khó khăn.
Mà lấy đất của dân để giao cho DN là điều không thể.
Đặc thù của sản xuất nông nghiệp luôn luôn rủi ro và mức độ rủi ro là rất cao.
Đơn cử như hạn mặn đầu năm (từ biến đổi khí hậu) vừa qua, riêng ĐBSCL đã mất đi 1,3 triệu tấn lương thực, cả ngành nông nghiệp mất đi 26.500 tỷ đồng.
So với GDP ngành đầu năm là 712 tỷ đồng thì chúng ta đã mất đi 26,5 tỷ đồng, tương tương 3,7%.
Cần một tinh thần khởi nghiệp ở mỗi nông dân
Thứ trưởng Tuấn cho rằng, trong thời gian tới, chúng ta vẫn phải giành một quy mô đất sạch để DN chế biến.
Hướng đi là liên kết, khuyến khích các hộ dân góp đất với DN.
Bên cạnh đó, là cách liên kết những cánh đồng mẫu lớn.
Hiện tại, chúng ta có khoảng 556.000 ha cánh đồng lớn tại ĐBSCL.
Bản chất của hình thức liên kết này rất tốt, nhưng chúng ta vẫn còn rất nhiều vấn đề để đưa ra chính sách sao cho cả bà con và DN đều có lợi.
Ngoài ra, việc đầu tư vào nông nghiệp cũng cần lựa chọn để ưu tiên những DN có tiềm năng.
Theo thứ trưởng, để vực ngành nông nghiệp, cần một tinh thần khởi nghiệp trong toàn dân.
Mỗi người nông dân sẽ là một DN khởi nghiệp.
Do đó, để hỗ trợ nông dân, ngành cần đưa ra những chính sách hỗ trợ ban đầu, đặc biệt là chính sách về bảo hiểm.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ