Tin thủy sản Khơi thông điểm nghẽn cho ngành tôm

Khơi thông điểm nghẽn cho ngành tôm

Tác giả Vân Du, ngày đăng 09/01/2024

Ngành hàng tôm Việt Nam đã khẳng định được vị thế trên thị trường quốc tế nhưng để phát triển bền vững, rất cần những quyết sách mang tầm chiến lược nhằm kịp thời khơi thông các điểm nghẽn

Tôm được xem là một trong những mặt hàng chủ lực mang lại nguồn thu nhập chính cho hàng chục ngàn hộ dân ĐBSCL. Tuy nhiên, sau thời gian dài sử dụng, độ phù sa trong đất giảm, môi trường ô nhiễm… dẫn đến tỉ lệ tôm nuôi thành công thấp, khiến không ít hộ dân trở nên trắng tay, lâm cảnh nợ nần.

Như chơi “canh bạc”

Cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết tôm sú bắt đầu được sản xuất giống và nuôi ở nước ta từ những năm 1980. Tôm thẻ chân trắng được du nhập Việt Nam từ năm 1998 với hình thức nuôi công nghiệp.

tu dieu khien Tima

Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa

Trong 20 năm qua, ngành tôm luôn đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Hiện nay, các sản phẩm tôm Việt được xuất khẩu đến khoảng 100 quốc gia trên thế giới với 5 thị trường lớn: Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Việt Nam đã trở thành nước cung cấp tôm lớn thứ 3 thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13%-14% tổng giá trị xuất khẩu tôm toàn cầu. Hằng năm, ngành tôm đóng góp khoảng 40% – 45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta, tương đương từ 3,5 tỉ đến hơn 4 tỉ USD… Ngành hàng tôm phát triển kéo theo các nhà máy chế biến mở rộng quy mô sản xuất, góp phần giải quyết việc làm cho hơn 3 triệu lao động.

Từ năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản; Chính phủ ban hành nghị quyết về một số chủ trương, chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Những quyết sách này đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng. Qua đó, góp phần quan trọng vào những thành tích kỷ lục mà ngành tôm đạt được trong thời gian qua.

Năm 2023 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu nông – lâm – thủy sản ước đạt trên 53 tỉ USD. Trong đó, xuất khẩu tôm đạt khoảng 3,6 tỉ USD, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước cung cấp tôm hàng đầu thế giới.

Trong những địa phương nuôi tôm nhiều, Cà Mau có diện tích tôm nước lợ khoảng 280.000 ha và được xem là “thủ phủ” tôm của cả nước. Nhiều năm liền, kim ngạch xuất khẩu tôm của Cà Mau luôn đạt trên 1 tỉ USD, đóng góp quan trọng vào việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vượt mốc 10 tỉ USD.

Tuy nhiên, tại các tỉnh, thành ĐBSCL đang tồn tại thực trạng đáng buồn là không ít hộ nuôi tôm công nghiệp trở nên trắng tay do tỉ lệ thành công thấp. Nhiều người còn ví nuôi tôm công nghiệp như chơi “canh bạc” bởi “trúng” thì hộ nuôi đổi đời, còn không thì lâm cảnh nợ nần chồng chất, phải bỏ quê lên TP HCM, Bình Dương… làm công nhân.

Trông chờ bảo hiểm nuôi tôm

Để phát triển ngành tôm bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu thì rất cần những quyết sách mang tầm chiến lược cũng như quy trình, công nghệ hiện đại nhằm khơi thông những điểm nghẽn, giúp người nuôi và doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết tỉnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh về nuôi trồng thủy sản. Trong đó, địa phương có hàng trăm ngàn hecta nuôi tôm nước lợ với các hình thức chủ yếu là bán thâm canh, siêu thâm canh…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nhận xét việc nuôi trồng thủy sản vẫn đang đối mặt nhiều khó khăn, thách thức như: quy hoạch phát triển ngành tôm còn bất cập; hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu; dịch vụ cung ứng vật tư đầu vào, giá con giống, thức ăn không ổn định; môi trường ngày càng ô nhiễm; dịch bệnh khó xử lý; dịch vụ logistics còn hạn chế…

Theo ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, hơn 10 năm nay, ngành tôm Việt Nam phải đối mặt tình trạng dịch bệnh trên tôm nuôi trầm trọng, tỉ lệ nuôi thành công thấp, giá thành cao… Từ đó, người nuôi tôm thua lỗ nặng, không còn vốn làm vụ mới nên hơn 70% phải “treo” ao.

Người nuôi tôm không tiếp cận được các nguồn vốn vay, phải mua thức ăn qua nhiều cấp đại lý dẫn đến giá thành đội lên cao. Ông Lê Văn Quang trăn trở: “Sổ đỏ của người nuôi tôm đang chất đống tại các ngân hàng. Để phát triển bền vững ngành hàng tôm, cần phải khơi thông nguồn vốn và phải làm sao để các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm chịu bán bảo hiểm nuôi tôm cho người dân. Khi có bảo hiểm nuôi tôm, các ngân hàng sẽ cho vay hoặc bảo lãnh thanh toán cho người nuôi”.

Tuy nhiên, để mua được bảo hiểm, người dân phải có quy trình, công nghệ nuôi tôm thành công với giá thành thấp, lợi nhuận cao và bền vững. Nông dân Nguyễn Văn Sang (ngụ huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) cho hay trước khi “bén duyên” với nghề nuôi tôm công nghiệp, gia đình ông đã tích lũy được hàng trăm triệu đồng. Chỉ sau một vài vụ nuôi thất bại, gia đình ông đã lâm cảnh nợ nần tứ phía.

“Tôi đang cố gắng làm kiếm tiền để đóng lãi cho ngân hàng chứ không dám nghĩ đến việc trả được vốn. Tài sản trong gia đình giờ cũng chẳng còn thứ gì có giá trị để thế chấp vay vốn nuôi tiếp, vì thế tôi đành “treo” ao chờ” – ông Sang ngậm ngùi.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Tòng (ngụ tỉnh Bạc Liêu) cho rằng việc bảo hiểm nuôi tôm có ý nghĩa rất thiết thực. Nếu việc này áp dụng rộng rãi thì không những gỡ được khó khăn cho hộ nuôi về nguồn vốn mà còn góp phần nâng cao quy trình, công nghệ nuôi nhằm tăng lợi nhuận cho nhà nông.

may thoi khi AT

ƯU ĐIỂM MÁY THỔI KHÍ AT

- Dải áp suất và lưu lượng rộng

- Độ rung thấp, vận hành êm ái

- Trục vít 2 thùy nằm ngang

- Đơn giản, cấu trúc gọn

- Cung cấp không khí hoàn toàn sạch

- Hệ nén trục vít mạnh mẽ

- Roto được thiết kế đặc biệt

- Hoạt động liên tục, bền bỉ


Có thể bạn quan tâm

thai-lan-phat-trien-hai-giong-tom-moi-chong-lai-dich-benh Thái Lan phát triển hai… ben-tre-phan-dau-hoan-thien-ha-tang-nuoi-tom-bien-cong-nghe-cao Bến Tre phấn đấu hoàn…