Tin thủy sản Kiên Giang tháo gỡ khó khăn cho các doanh nhiệp nuôi tôm công nghiệp

Kiên Giang tháo gỡ khó khăn cho các doanh nhiệp nuôi tôm công nghiệp

Tác giả Bùi Kiên, ngày đăng 18/07/2016

Trong thời gian qua, tình hình nuôi tôm trong tỉnh gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất lợi như: Thời tiết (hiện tượng El-Nino); môi trường (nhiệt độ, độ mặn tăng cao), dịch bệnh về biến động giá cả thị trường.

Toàn tỉnh hiện có 103.970 ha nuôi tôm nước lợ, sản lượng 22.278 tấn. Tuy diện tích đã vượt kế hoạch nhưng sản lượng vẫn còn đạt thấp, đạt 39,9% so với kế hoạch. Đến nay, toàn tỉnh đã thả nuôi được 1.134 ha, đạt 42% kế hoạch; sản lượng thu hoạch 3.549 tấn, đạt 18% kế hoạch. Trong đó, nuôi tôm chân trắng với diện tích 1.024 ha, đạt 39,6% kế hoạch, sản lượng thu hoạch 3.396 tấn, đạt 17,7% kế hoạch.

Đối với các doanh nghiệp nuôi tôm có quy mô lớn hiện nay đã thả nuôi được 215 ha (23% kế hoạch), sản lượng thu hoạch 844 tấn (9% kế hoạch), năng suất bình quân 11,2 tấn/ha. Theo số liệu thống kê, đã có 54 ha tôm nuôi bị bệnh.

Nhìn chung, tiến độ thả giống ở các doanh nghiệp rất chậm, hầu như chỉ sản xuất cầm chừng, điều này đã ảnh hưởng lớn đến kế hoạch phát triển nuôn tôm công nghiệp – bán công nghiệp chung của tỉnh. Bên cạnh đó, trong điều kiện quy trình nuôi chưa ổn định như hiện nay thì mô hình nuôi lót bạt đáy – hai giai đoạn của Công ty Bim – Hạ Long và Công ty Trung Sơn (mật độ nuôi 200 con/m2, năng suất 15-20 tấn/ha) cho hiệu quả khá cao.

Vừa thả nuôi mật độ dày, vừa tiết kiệm nước, hạn chế được dịch bệnh, kiểm soát tốt môi trường, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp, vừa đạt năng suất, sản lượng cao. Đây là mô hình cần được định hướng, nhân rộng trong thời gian tới.

Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Vũ Hồng khẳng định lĩnh vực nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều bấp bênh, chưa mang tính bền vững cao.

Với sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh trong thời gian qua, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Vũ Hồng cũng đề nghị các doanh nghiệp cần phát huy nội lực, tính toán chiến lược kinh doanh hợp lý, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và thị trường để cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hướng đến mục tiêu sản xuất bền vững.

Yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện phải hoàn thành việc giao đất cho các nhà đầu tư trong quý III/2016, tập trung nạo vét các kênh thủy lợi, đảm bảo cả nguồn nước mặn lẫn nước ngọt cho hoạt động sản xuất. Ngành nông nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương rà soát, điều chỉnh quy hoạch hạ tầng thủy lợi, kịp thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp nuôi tôm.

Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Vũ Hồng cũng thống nhất chủ trương những doanh nghiệp nào hoạt động hiệu quả sẽ xem xét cho mở rộng quy mô khi có nhu cầu; kiên quyết thu hồi những trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại khi được nhà nước cho thuê đất kể cả đất trồng lúa và đất nuôi trồng thủy sản.


Có thể bạn quan tâm

san-xuat-ban-tai-dong-bang-song-cuu-long-bom-tap-chat-thoi-lon-tom Sản xuất bẩn tại đồng… chung-toi-se-kien-neu-tau-trung-quoc-con-cuop-pha Chúng tôi sẽ kiện nếu…