Kinh nghiệm nuôi ba ba trong ao đất
Hỏi: Cách thiết kế ao nuôi ba ba? (Đặng Hoàng Trung, xã Yên Dương, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định)
Trả lời:
Ba ba là đối tượng có thời gian nuôi kéo dài, thường 1,5 - 2 năm, nên công trình nuôi cần được đầu tư thật kỹ về cơ sở hạ tầng. Ao nuôi ba ba có nhiều kiểu, tùy thuộc điều kiện kinh tế nông hộ: ao xây dựng nổi đáy láng bằng xi măng, ao xây chìm không láng đáy và ao không xây… Trong đó, ao nuôi chìm có diện tích khoảng 2.000 - 3.000 m2 là phổ biến nhất. Ao nuôi có độ sâu 0,6 - 1 m (Lưu ý: Không nên quá sâu vì chúng sẽ tiêu hao nhiều năng lượng để bơi lên mặt nước và nhiệt độ đáy ao sẽ lạnh vào mùa mưa). Đáy ao tốt nhất cần phủ một lớp cát trộn với bùn dày khoảng 10 - 20 cm, ao nuôi nên xây dựng gần các tuyến kênh để chủ động việc bơm nước (có cống cấp và thoát nước) và gần nhà để dễ chăm sóc, quản lý. Quanh ao nuôi sử dụng tôn làm tường cao 0,7 - 0,8 m được gia cố cẩn thận để ba ba không bò đi mất. Khoảng cách giữa ao và tường bảo vệ khoảng 0,5 - 1 m, bố trí vài tấm ván nổi trên ao để ba ba bò lên tắm nắng giúp chúng điều chỉnh thân nhiệt và loại bỏ các sinh vật có hại bám trên thân.
Hỏi: Quy trình phòng bệnh tổng hợp cho ba ba? (Nguyễn Văn Nhâm, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang)
Trả lời:
Thông thường, ba ba sống ngoài tự nhiên có sức đề kháng rất cao do nguồn thức ăn đầy đủ, phù hợp. Nhưng khi nuôi với mật độ dày, chế độ chăm sóc không tốt thì chúng sẽ mắc bệnh. Trong quá trình nuôi, nếu thấy ba ba kém ăn hoặc bỏ ăn, màu sắc da chuyển sang màu đen, gầy ốm, không bơi lội hoặc nổi lên trên mặt nước, phần diềm có màu hồng tím… thì cần có biện pháp trị bệnh kịp thời. Ba ba thường bị các bệnh tuột nhớt, mòn mai… (do vi khuẩn); các bệnh do nấm (nấm thủy mi, nấm lông); các bệnh lở loét trên da, cổ (do cắn nhau, chất lượng nước không đảm bảo) gây thiệt hại lớn, nhất là khi ba ba còn nhỏ… Cần áp dụng tốt các biện pháp phòng trị bệnh tổng hợp: Tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung men tiêu hóa, vitamin, khoáng chất vào thức ăn cho ba ba; Cách ly những con bị bệnh và tắm bằng thuốc tím nồng độ 20 g/m3 trong 30 phút hay bằng muối ăn 5% trong 1 giờ cho đến khi hết bệnh. Đồng thời, trong quá trình nuôi, định kỳ thay nước 3 - 6 tháng/lần với lượng nước khoảng 40 - 50%, trong ao có thể thả lẫn cá chép, rô phi… để tận dụng thức ăn thừa, làm sạch ao. Mùa lạnh cần kết hợp dâng nước ao với thả bèo tây khoảng 1/2 diện tích ao để phòng bệnh cho ba ba.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ