Tôm thẻ chân trắng Kinh nghiệm sử dụng hóa chất sát trùng trong nuôi tôm

Kinh nghiệm sử dụng hóa chất sát trùng trong nuôi tôm

Ngày đăng 21/09/2015

Còn nếu thời tiết về mùa đông như ở Miền Trung, Bắc thì nên xử lý TOXINPOND+ để dư lượng hóa chất sát trùng phân hủy, bay hơi hết, rồi tiến hành như trên.

Trong những năm gần đây, khi mà mô hình nuôi tôm thâm canh ngày càng phát triển làm cho áp lực dịch bệnh (đốm trắng, Taura, EMS,..) ngày càng tăng cao, thì việc sử dụng hóa chất sát trùng trong quá trình chuẩn bị cũng như quản lý môi trường nước ao nuôi để tôm phát triển tốt là cần thiết.

Tuy nhiên, nếu dùng hóa chất không đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường ao nuôi cũng như sức khỏe tôm và chất lượng tôm nuôi, thậm chí làm tôm chết.

Vì vậy, ngoài việc áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nuôi còn cần phải quan tâm và chú trọng nhiều hơn đến việc lựa chọn và sử dụng đúng loại, đúng liều lượng các loại hóa chất nhằm nâng cao năng suất nuôi và góp phần rất lớn trong việc ổn định môi trường, phòng ngừa dịch bệnh trong vùng nuôi, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Dùng hóa chất sát trùng trong ao nuôi tôm như thế nào cho đúng

* Trong giai đoạn chuẩn bị ao nuôi, người nuôi tôm thường sử dụng các loại hóa chất Iodine, KMnO4, Chlorine để sát trùng nước ao. Tuy nhiên, việc sử dụng hóa chất sát trùng phải được tiến hành trước khi thả tôm giống trong 3 - 5 ngày để hạn chế tối đa mầm bệnh do vi khuẩn, virus có trong nước.

Trong thời gian này, người nuôi phải tranh thủ ngay khi dư lượng hóa chất sát trùng phân hủy, bay hơi hết (thường trước 48 giờ), cần nhanh chóng gây màu nước, cấy vi sinh và thả tôm giống.

* Giai đoạn tôm còn nhỏ (từ khi thả tôm giống đến 45 ngày): giai đoạn này tôm rất nhạy cảm (dễ sốc, yếu, chết) với các chất sát trùng sử dụng trong ao tôm, đặc biệt lúc tôm yếu, bệnh, đặc biệt trong trường hợp tôm giống đã nhiễm Vibrio, tôm lột xác nhanh (1,5 - 4 ngày/lần), hệ miễn dịch kém, dễ nhiễm bệnh virus (đốm trắng, đầu vàng) và vi khuẩn (hoại tử gan tụy).

Mặt khác, hóa chất sát trùng còn diệt tảo, động vật phù du khiến rong đáy phát triển và thiếu thức ăn cho tôm. Vì vậy trong giai đoạn này người nuôi chỉ nên dùng hóa chất sát trùng trong trường hợp cấp thiết.

* Giai đoạn từ 45 ngày đến khi thu hoạch: giai đoạn này tôm có sức chống chịu cao hơn với hóa chất sát trùng.

Nhưng người nuôi vẫn cần cẩn thận với các hóa chất sát trùng Chlorine, KMnO4 và Idodine do tính diệt tảo và động vật phù du trong ao, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây chết tôm đang yếu hoặc đang trị bệnh.

Không nên sử dụng hóa chất sát trùng có độ an toàn thấp khi các ao tôm xung quanh có dịch bệnh, môi trường ao dơ hoặc gần thu hoạch, nhất là lúc tôm yếu, bệnh.

Trong nuôi tôm nước lợ, người nuôi thường chỉ quan tâm tới giá cả và hiệu lực hóa chất sát trùng mà quên tác dụng mặt trái của chúng.

Nhiều hóa chất sát trùng có tác dụng diệt tảo nên khi tảo chết tiêu tốn nhiều ôxy để phân hủy, pH trong ao giảm, khí độc tăng làm tôm giảm ăn.

Mặt khác, tôm thường bỏ ăn ngay sau khi đánh hóa chất sát trùng do bị sốc hóa chất, hệ miễn dịch suy giảm và dễ nhiễm bệnh.

Do đó, hóa chất sát trùng được xem là tốt đối với ao tôm khi ít gây hại đến hệ vi sinh vật có lợi, động vật phù du và không ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, nhất là khi tôm còn nhỏ, đang lột xác hay khi bị bệnh.

Cần lưu ý, sau khi sát trùng nước thì vi khuẩn gây hại sẽ nhanh chóng bùng phát trở lại.

Vì thế, người nuôi cần phải cấy vi sinh ngay sau 48 giờ sử dụng để giúp vi khuẩn có lợi Bacillus tạo quần thể ưu thế trước, từ đó khống chế mật độ vi khuẩn gây bệnh dưới mức nguy hiểm.

Ở điều kiện bình thường, việc sử dụng chế phẩm vi sinh định kỳ có thể lấn át vi khuẩn gây hại trong nước ao nuôi, trong trường hợp áp lực dịch bệnh cao, việc sử dụng hóa chất sát trùng là cần thiết vì giúp kiểm soát mật độ vi khuẩn có hại dưới mức nguy hiểm.

Một số tác dụng có hại của hóa chất sát trùng

- Chlorine: khi pH cao thì hiệu quả sử dụng sẽ giảm, nhất là khi pH trên 8. Khi ao nhiều mùn bã hữu cơ (do một phần Chlorine sẽ ôxy hóa chất hữu cơ) phải tăng liều, gây độc tố cho tôm và tốn kém.

Chỉ sử dụng Chlorine lúc cải tạo ao. Dùng Chlorine khó gây màu nước, làm chết tảo, dùng lâu năm đáy ao bị trơ làm nghèo hệ vi khuẩn có lợi.

- Hóa chất tím (KMnO4): không bền, giảm khả năng diệt trùng dưới ánh nắng mặt trời hoặc ở nhiệt độ cao nên cần phải bảo quản trong các lọ màu nâu đen để tránh ánh sáng trực tiếp, nên sử dụng lúc trời mát. Khi vào nước KMnO4 sẽ kết hợp với nước tạo ra MnO2 gây độc cho tôm.

- Formalin: ảnh hưởng xấu đến cơ quan hô hấp, hệ thần kinh và da.

- Iodine: mất tác dụng khi pH trên 6, nếu dùng vượt quá mức cho phép sẽ làm ao thiếu ôxy khiến tôm nổi đầu, chết hàng loạt.

- BKC: Tồn dư trong cơ thể tôm, ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu.

- GTA (Glutaraldehyde): rất độc với tôm cá

- TCCA (Tricholoroisocyanuric acid): Giảm tác dụng khi ao có nhiều mùn bả hữu cơ và khi pH cao, nhất là khi pH trên 8.

Lưu ý:

- Chỉ sử dụng một trong các loại hoá chất trên (hoặc hóa chất tím, hoặc Formol hoặc Chlorine, hoặc BKC, hoặc Iodine,…) và nếu sử dụng Chlorine để diệt trùng thì trước đó mấy ngày không nên sử dụng vôi vì vôi làm tăng pH, giảm khả năng diệt trùng của Chlorine.

- Tuyệt đối không được dùng Chlorine và BKC ở tháng cuối.

Tags: nuoi tom, con tom, thuy san, nuoi trong thuy san, ky thuat nuoi tom, mo hinh nuoi tom, sat trung ao nuoi tom


Có thể bạn quan tâm

benh-duc-co-cong-than-tren-tom-the Bệnh đục cơ, cong thân… benh-gregarines-tren-tom Bệnh gregarines trên tôm