Tin thủy sản Kinh tế tuần hoàn trong thủy sản góc nhìn từ ngành tôm

Kinh tế tuần hoàn trong thủy sản góc nhìn từ ngành tôm

Tác giả Phạm Huệ, ngày đăng 04/05/2024

Kinh tế tuần hoàn trong nuôi tôm là hướng đi giúp ngành tôm Việt Nam giải quyết được các vấn đề ô nhiễm nguồn nước, giảm phát thải và giảm nguy cơ bị đánh thuế phát thải khi xuất khẩu.

Báo động về lượng khí thải CO2 từ nuôi tôm thâm canh

Tất cả các khâu phục vụ ngành tôm công nghiệp hiện nay đều phát sinh khí thải nhà kính trực tiếp hoặc gián tiếp, bao gồm: thức ăn tiêu thụ và chất thải từ quá trình nuôi; Tiêu thụ điện năng vận hành hệ thống; Khí thải phân hủy hữu cơ từ ao tôm và chất thải tôm; Logictics (vận chuyển vật tư phục vụ nuôi tôm); Hóa chất xử lý gây ô nhiễm môi trường; Rác thải (can nhựa, chai nhựa, thùng carton, bao bì,…).

tu dieu khien Tima

Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa

Theo nghiên cứu về hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng nước ta của WWF Việt Nam (Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam), với việc sử dụng tài nguyên đất là 0,48 ha/tấn tôm; tài nguyên nước là 2.041 m3/tấn tôm; sử dụng thức ăn viên với chỉ số FCR 1,36 và tiêu tốn 8.844 KWh/tấn tôm sẽ cho năng suất trung bình của vụ nuôi là 7,35 tấn/ha/năm. Đồng thời, quá trình nuôi sẽ thải ra môi trường toàn bộ số nước là 2.041 m3/tấn tôm; thải ra lượng khí nhà kính là 500 tấn CO2 eq/ha*, xấp xỉ 68,3 tấn khí nhà kính/tấn tôm. Bên cạnh đó, hoạt động này còn thải ra một lượng chất thải rắn từ quá trình xiphon, vỏ tôm, tôm chết…

Tại một nghiên cứu khác từ nhóm Nghiên cứu – Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ, kết quả đo lượng khí nhà kính phát thải từ các ao nuôi tôm tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu cho thấy, mô hình nuôi tôm thâm canh phát thải khí nhà kính gấp 15 lần so với mô hình nuôi tôm quảng canh. Cụ thể, trung bình 1 ha ao tôm nuôi thâm canh mỗi năm phát thải ra môi trường khoảng 500 tấn CO2. Trong đó, điện và thức ăn là hai nguồn phát thải chính. Cụ thể, lượng điện tiêu thụ đóng góp 82%, và thức ăn đóng góp 18% vào tổng lượng khí nhà kính phát thải.

Nuôi trồng và chế biến thủy sản cũng là ngành phát sinh ô nhiễm môi trường, với nhiều loại phát thải như nước thải, khí thải và chất thải rắn. Trong đó, ngành chế biến thủy sản được xếp vào mức III, tức là mức cao nhất trong danh mục các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được ban hành kèm với Nghị định 08/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều trong Luật Bảo vệ môi trường 2020. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu hải sản vào năm 2020, trong chế biến thủy sản đông lạnh, cứ mỗi 1 tấn tôm thành phẩm sẽ thải ra 0,75 tấn phế thải. Con số này là 1,8 tấn và 8 tấn phế thải tương ứng với 1 tấn cá tra phi lê và 1 tấn nhuyễn thể 2 mảnh vỏ (nghêu, sò…). Nước thải cũng là vấn đề lớn của ngành thủy sản khi có chỉ số ô nhiễm ở mức cao, đặc biệt đối với các cơ sở nuôi trồng nhỏ lẻ, lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong sản xuất thủy sản.

Theo nghiên cứu đánh giá của Skretting Việt Nam, được chia sẻ tại Vietshrimp 2024 cho biết, theo nghiên cứu sơ bộ, hệ thống nuôi tôm Việt Nam được đánh giá chưa đáp ứng tiêu chuẩn bền vững với mức phát thải trên 10 kgCO2/kg tôm.

Nguồn: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Kinh tế tuần hoàn không còn là khái niệm mới

Từ những thực tế đó, “Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021 – 2030” đã được ban hành với mục tiêu chung là kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm; giải quyết sự cố môi trường; phát triển nguồn lợi thủy sản; giảm nhẹ phát thải nhà kính; nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng và phát triển mô hình kinh tế xanh; kinh tế tuần hoàn cho ngành thủy sản.

Nguyên tắc cốt lõi của kinh tế nông nghiệp tuần hoàn là giảm chi phí, tiêu thụ nguyên liệu đầu vào, giảm phát thải đầu ra, chế biến và tái sử dụng chất thải chăn nuôi, phụ phẩm trồng trọt; từ đó tạo ra chu trình khép kín giữa các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, thuỷ sản, chế biến, chế biến phụ phẩm nông nghiệp thành những sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng và giá trị cao.

Kinh tế tuần hoàn trong nuôi tôm ứng dụng nguyên lý: tối ưu hóa đầu vào và tối đa hóa đầu ra. Điều này được thực hiện thông qua một số giải pháp như sử dụng năng lượng tái tạo (mặt trời, gió, biogas) để giảm chi phí năng lượng, kết hợp với mái che để ổn định nhiệt độ, sử dụng sục khí hiệu quả; Ứng dụng công nghệ nuôi tuần hoàn khép kín biofloc, biogas giúp tái sử dụng trực tiếp các dinh dưỡng từ chất thải và thức ăn dư thừa, giảm FCR; Giảm chi phí xử lý nước thải; Công nghệ nuôi tuần hoàn khép kín: biogas – aquaponics, rong biển – cá – biogas/rừng ngập mặn giúp giảm thiểu rủ ro lây lan bệnh, tạo thêm nguồn thu từ cá và rong biển, giảm chi phí xử lý nước thải, hấp thu carbon,… Tuy nhiên, để ứng dụng hiệu quả những giải pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao và tỉ mỉ.

Để giảm lượng khí nhà kính phát thải từ ao nuôi tôm, nhóm nghiên cứu – Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ đã hướng dẫn người nuôi tập trung vào giảm tiêu thụ điện, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, ủ khí sinh học để xử lý chất thải trong ao nuôi. Đồng thời, thay đổi cách cho ăn, điều chỉnh mật độ thả tôm và cải thiện hệ thống xử lý nước để đảm bảo giảm tỷ lệ tôm chết. Sau 9 tháng thực hiện các biện pháp này tại Bạc Liêu, lượng khí nhà kính phát thải từ ao nuôi tôm đã giảm 17% đối với mô hình nuôi tôm quảng canh và giảm gần 11% đối với mô hình nuôi tôm thâm canh.

Những “ông lớn” trong ngành tôm và trách nhiệm xã hội

Việc giảm phát thải khí nhà kính giúp đảm bảo các chỉ tiêu môi trường phù hợp các chứng nhận quốc tế Việt Nam cam kết triển khai. Đảm bảo đủ điều kiện để cạnh tranh quốc tế dựa vào tiêu chí nuôi tôm hạn chế phát thải. Đồng thời, đây cũng là trách nhiệm của chúng ta với môi trường và đặc biệt nguồn tài nguyên nước. Điều này hỗ trợ giảm tác hại dịch bệnh, từ đó giảm giá thành sản xuất và nâng cao chất lượng tôm nguyên liệu. Áp dụng kinh tế tuần hoàn là giải pháp hiệu quả giúp ngành thủy sản vừa giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường, vừa tạo ra nguồn lợi kinh tế to lớn. Một số mô hình thực tế của cộng đồng doanh nghiệp đã minh chứng cho điều đó.

Lấy ví dụ, nhiều công ty thủy sản lớn như Skretting Việt Nam, De Heus, Minh Phú, Thăng Long, Việt Nam Food (VNF)… đang đầu tư nghiên cứu và phát triển hướng tới nuôi trồng thủy sản giảm phát thải ròng.

Chia sẻ tại buổi hội thảo Vietshrimp 2024, đại diện Skretting cho rằng, nguyên liệu thô được sử dụng trong thức ăn là nguyên nhân chính gây ra khí thải, tác động 94% đến môi trường sinh thái. Để giảm lượng phát thải, Skretting đã thực hiện ba hành động chính đó là ưu tiên các nhà cung cấp nguyên liệu cam kết thực hiện các mục tiêu dựa trên khoa học, có con số thống kê đo lường chính xác được về chỉ số phát thải. Chuyển hướng sử dụng các thành phần thay nguyên liệu thay thế có hàm lượng carbon thấp hơn. Và cuối cùng là giảm thiểu việc thay đổi mục đích sử dụng tài nguyên đất.

“Đây không phải là một hành trình đơn giản và chúng tôi cần xem xét điều này từ góc độ tư duy về vòng đời, xem xét tất cả các tác động đến môi trường và xã hội từ những lựa chọn của chúng tôi. Sẽ chẳng ích gì khi phát triển chế độ ăn ít dấu chân carbon nếu điều đó có tác động tiêu cực đến năng suất của cá hoặc tôm nuôi. Chúng tôi cần đảm bảo rằng các giải pháp mà chúng tôi đưa ra thị trường không chỉ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn cho các nhà cung cấp và nông dân của chúng tôi”, đại diện Skretting cho hay.

Luôn đi đầu trong phong trào nuôi tôm hướng tới bền vững, quy trình sinh học MP-Bio được đề xuất bởi Tập đoàn thủy sản Minh Phú giúp giải quyết các nguồn gốc phát thải và đưa ra các định hướng tái tận dụng chất thải cho các mục đích kinh tế tuần hoàn. Quy trình này có những điểm đột phá như hạn chế hóa chất, không sử dụng chlorine trong xử lý nước; Giảm sinh khí độc trong quá trình xử lý thức ăn, chất thải; Tự tái tạo oxy; Hạn chế thay nước; Tận dụng phân tôm lên men và cuối cùng là giảm tiêu thụ điện năng.

Trong chiến lược mới nhất, Tập đoàn De Hues tiên phong áp dụng các giải pháp phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn trong ngành tôm. De Heus nhấn mạnh việc tập trung sản xuất tôm chất lượng cao với chi phí thấp hơn thông qua việc chuyển giao các mô hình nuôi trồng hiệu quả, bền vững với công nghệ mới nhất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, canh tác với lượng phát thải carbon thấp hơn.

Là một trong những mô hình tiên phong về kinh tế tuần hoàn áp dụng thực tiễn cho ngành tôm Việt Nam, Tập đoàn VNF từ lâu đã áp dụng công nghệ sinh học theo định hướng sản xuất không chất thải để tận thu tối đa nguồn dinh dưỡng từ phụ phẩm tôm và giảm gánh nặng xử lý nước thải. Từ đó, thành công tạo nên một danh mục sản phẩm độc đáo, đa dạng, với tính thương mại hóa cao chỉ từ một loại đầu vào là phụ phẩm tôm.

Có thể thấy, kinh tế tuần hoàn trong nuôi tôm đang trở thành xu hướng được nhiều nhà khoa học, doanh nghiệp, người nuôi tôm quan tâm. Tuy nhiên, để mô hình này phát huy hiệu quả, cần thêm cơ chế ưu đãi, chính sách khuyến khích sự tham gia của các bên, nhất là doanh nghiệp.

may thoi khi AT

ƯU ĐIỂM MÁY THỔI KHÍ AT

- Dải áp suất và lưu lượng rộng

- Độ rung thấp, vận hành êm ái

- Trục vít 2 thùy nằm ngang

- Đơn giản, cấu trúc gọn

- Cung cấp không khí hoàn toàn sạch

- Hệ nén trục vít mạnh mẽ

- Roto được thiết kế đặc biệt

- Hoạt động liên tục, bền bỉ


Có thể bạn quan tâm

mot-so-bien-phap-xu-ly-chat-thai-trong-nuoi-tom Một số biện pháp xử… tien-yen-dam-bao-cac-dieu-kien-xuong-giong-thuy-san-vu-xuan-he Tiên Yên đảm bảo các…