Kỹ thuật bón lúa gieo sạ
Thái Bình là tỉnh đồng bằng ven biển, đất đai được hình thành do quá trình bồi tụ trên nền biển dòng phù sa hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, địa hình khá bằng phẳng, phù hợp phát triển cây lương thực và các loại cây rau màu khác.
So với cấy thì gieo thẳng tuy có phải thêm chút công chỉnh trang mặt ruộng nhưng vừa tiết kiệm thóc giống, vừa tiết kiệm công lao động
Tuy phát triển sản xuất theo dạng đa canh, song lúa vẫn là cây trồng chủ lực cả 2 vụ xuân, mùa. Thái Bình từ lâu đã là tỉnh đứng đầu cả nước về thâm canh lúa; hiện vẫn là tỉnh đi đầu trong áp dụng tiến bộ vào sản xuất.
Trên 80.000ha canh tác lúa toàn tỉnh thì có đến hơn phân nửa diện tích nông dân đã không cấy, không gặt thủ công trong nhiều năm nay mà chuyển sang gieo thẳng và thu hoạch bằng mát gặt liên hợp. Đặc biệt có những xã như xã Thái Thành (Thái Thụy) hay Quốc Tuấn (Kiến Xương) là những nơi có địa hình thấp, luôn có hệ thống bơm nước ngược đồng ra sông Trà Lý, song gần chục năm nay nông dân đã không phải gieo mạ, cấy lúa mà chuyển sang gieo thẳng cả 2 vụ.
So với cấy thì gieo thẳng tuy có phải thêm chút công chỉnh trang mặt ruộng nhưng vừa tiết kiệm thóc giống, vừa tiết kiệm công lao động (không phải gieo mạ, nhổ mạ, cúi cấy), tiết kiệm thời gian. Thường cấy 1 sào lúa hết 1 công lao động, nhưng chỉ 15 - 20 phút là gieo vãi xong 1 sào ruộng…
Nhờ công nghệ gieo thẳng và sử dụng máy gặt mà Thái Bình vẫn thâm canh hết diện tích lúa trong khi lao động vẫn đảm bảo đủ “chuyên cần” đối với các nhà máy, công ty… Vấn đề có ý nghĩa quyết định hơn đến năng suất lúa là khâu chăm sóc, đúng như cổ nhân dạy: “Công cấy là công bỏ, bón phân, làm cỏ là công ăn”.
Cây lúa có hai thời kỳ sinh trưởng quan trọng tương ứng với sự hoạt động mạnh của “2 dạng bộ rễ”. Đó là thời kỳ đẻ nhánh với bộ rễ ăn ngang và thời kỳ phân hóa đòng với bộ rễ bâm sâu. Do vậy, phân bón cho lúa phải đáp ứng đầy đủ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng, đồng thời phải cung cấp đúng thời điểm, đúng vị trí mới có thể cho năng suất tối ưu.
Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây lúa, ngoài 3 chất dinh dưỡng đa lượng NPK còn chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng trung vi lượng: Canxi, magie, silic, lưu huỳnh, sắt, kẽm, đồng, bo, mô líp đen, mangan mà các loại phân bón khác không có… Phân chuyên bón lót ĐYT NPK 6.11.2, chứa lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa là 66%, với lượng bón lót từ 20 - 25kg/ sào Bắc Bộ.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ