Tin nông nghiệp Kỹ thuật chăn nuôi chim bồ câu sinh sản một vốn bốn lời

Kỹ thuật chăn nuôi chim bồ câu sinh sản một vốn bốn lời

Tác giả An Dương, ngày đăng 08/03/2018

Kỹ thuật chăn nuôi chim bồ câu sinh sản rất dễ nhưng cũng đòi hỏi người chăm sóc phải luôn để ý sát sao nếu không trứng sẽ luôn bị vỡ dập ảnh hưởng đến năng suất.

Kỹ thuật chăn nuôi chim bồ câu sinh sản chỉ mất 6 tháng là chúng bắt đầu sinh sản. Ảnh minh họa

Chim bồ câu là loài sinh trưởng nhanh, nuôi 6 tháng là chúng bắt đầu sinh sản, mỗi cặp bồ câu có thể đẻ 7 - 8 lứa/năm. Dưới đây là một số kỹ thuật chăn nuôi chim bồ câu sinh sản có thể đạt năng suất cao, lợi ích lớn nhất chỉ trong khoảng thời gian ngắn.

Chuồng nuôi chim bồ câu

Chuồng nuôi bồ câu sinh sản phải để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Làm chuồng nên lấy tre chẻ ra thành nan, sau đó làm thành phên ghép lại. Chuồng nuôi phải có ánh sáng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh gió lùa, tránh ồn ào.

Chọn giống chim bồ câu

Kỹ thuật chọn giống chim bồ câu sinh sản cần phải có một con trống và một con mái. Muốn chim bố mẹ đẻ nhiều, nuôi con tốt phải chọn chim có lông bụng dầy mượt, khỏe mạnh, mỏ xẻ, không có dị tật, lanh lợi, đuôi nhọn,… Nên mua chim đã được ghép đôi. Chim bồ câu mái có thể đẻ trải dài trong năm, lứa nọ tiếp lứa kia, khoảng cách giữa hai lứa khoảng 40 ngày. 

Kỹ thuật chăn nuôi chim bồ câu sinh sản, ấp trứng

Để chim bồ câu sinh sản được chúng ta cần tiến hành ghép đôi. Sau khi ghép xong, quen với chuồng và ổ thì chim mái sẽ đẻ nên cần chuẩn bị ổ bằng cách dùng rơm khô, sạch, dài để lót. Sau đó bện một vòng rơm lót vừa khít với đường kính của ổ. Nơi ấp tránh ồn ào, giảm tầm nhìn, âm thanh, ánh sáng để chim chuyên tâm ấp trứng.

Để chim sinh sản có không gian thoải mái đẻ trứng thì cần làm ổ đẻ không được quá nhỏ vì nếu khi chim ấp, xoay trở và đạp bể trứng. Vì vậy ổ đẻ có thể là hộp gỗ vuông mỗi cạnh khỏang 25cm, chiều cao phải ừ 12 – 15cm, trong đó khoảng 7 – 8cm dưới đáy chứa rơm, sợi vải và những vật liệu lót ổ khác hoặc ổ đẻ cũng có thể là những rổ nhựa tròn đường kính cũng khoảng 25cm và chiều cao cũng như hộp gỗ ở trên.

Khi chim non nở trong vòng 18-20 ngày cần thay lót ổ thường xuyên từ 2 đến 3 ngày/lần để đảm bảo ổ nuôi luôn sạch sẽ, hạn chế mầm bệnh phát triển.

Kỹ thuật chăn nuôi chim bồ câu sinh sản, ấp trứng cần phải sát sao nếu không chim hay làm bể trứng. Ảnh minh họa 

Bình thường bồ câu đẻ mỗi lứa 2 trứng, hãn hữu lắm mới gặp trường hợp đẻ 3 trứng 1 lứa, trứng thứ nhất thường đẻ vào buổi chiều và sau khoảng 2 ngày thì chim mẹ sẽ đẻ tiếp trứng thứ hai. Trong trường hợp chim đang đẻ hoặc đang ấp mà vì lý do nào đó (bể trứng, mất trứng, hoặc ta lấy bỏ trứng…) thì khoảng sau 10 – 14 ngày chim sẽ tiếp tục đẻ lứa mới.

Thông thường bồ câu ấp khoảng 16 – 17 ngày thì trứng nở, sau khi nở được 3 tuần tuổi chim mẹ lại chuẩn bị đẻ lứa tiếp theo như vậy một cặp bồ câu cứ sau 40 – 45 ngày là cho ra một thế hệ mới.

Trường hợp bồ câu liên tục làm vỡ trứng có thể do những khả năng chim tơ mới đẻ lần đầu nên chưa thuần thục trong việc ấp trứng, đảo trứng nên đạp bể trứng. Trường hợp này ta cứ để kệ cho chim tự tập và làm quen với việc ấp, tuy nhiên ta sẽ mất một vài lứa đầu.

Thức ăn cho chim bồ câu sinh sản

Nuôi bồ câu đẻ và nuôi con nên tăng lượng protein mà cụ thể ở đây là đậu xanh, cám cò cũng tốt nhưng nếu để chim ăn nhiều quá sẽ làm béo chim và giảm khả năng sinh sản. Ta có thể sử dụng tỷ lệ hỗn hợp theo thứ tự ưu tiên như đậu xanh bắp, cà bể, lúa hoặc gạo lức, cám cò. Cũng nên cho chim ăn vào giờ đã quy định để tạo thói quen, thông thường một ngày cho chim ăn 2 lần vào 6 giờ sáng và 1 giờ chiều. 


Có thể bạn quan tâm

hieu-qua-cao-tu-chuoi-lien-ket-san-xuat-rau-khep-kin Hiệu quả cao từ chuỗi… vinh-long-ho-tro-dan-nuoi-chim-bo-cau-phap-sinh-san Vĩnh Long hỗ trợ dân…