Kỹ thuật làm bông cho trái hồ tiêu đạt năng suất cao
Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, do điều kiện thời tiết bất thường như mưa nhiều, mưa sớm, nhiệt độ, độ ẩm thay đổi làm cây bung đọt nhiều, sinh trưởng mạnh, không tạo được mầm nên rất khó ra hoa. Vì vậy, cần có kỹ thuật xử lý ra hoa dựa trên những đặc tính sinh lý, hóa sinh và quy trình chăm sóc một cách khoa học chocây hồ tiêu để thúc cây tạo mầm hiệu quả, đánh thức mầm ngủ, kích ra hoa đồng loạt ngay trong những điều kiện bất lợi.
1. Chăm sóc vườn tiêu giai đoạn sau thu hoạch
Sau thu hoạch, cây thường suy yếu, khả năng miễn dịch kém hơn cho nên cần phải phun thuốc phòng ngừa, vệ sinh vườn, tiêu diệt mầm bệnh và bón phân kích cây tái sinh, sinh trưởng mạnh mẽ hơn.
- Vệ sinh vườn: Sau thu hoạch 5 - 7 ngày, tiến hành làm sạch chồi, cắt bỏ tiêu lươn và những cành quả nằm sát mặt đất tạo thông thoáng trong vườn.
- Rửa vườn, phòng trừ bệnh hại: Sử dụng 0,5 lít dung dịch VD ĐỒNG ĐỎ pha cho 300 lít nước phun đều trên tán lá.
- Bổ sung dinh dưỡng giúp tái sinh lông hút, rễ tơ, tăng khả năng sinh trưởng của cây:
+ Giúp tái sinh bộ rễ: do sau mỗi chu kỳ cho trái thì lông hút và các rễ tơ bị chết đi rồi mới tái sinh trở lại nên cần phải sử dụng:
(1). Tưới/Rải gốc: Sử dụng 20g VD ĐÁNG ĐỒNG TIỀN + 80g xô VD DÙ XANH + 10g VD CaCu-Zn tưới/rải đều quanh gốc/trụ (nếu rải cần tưới lại nước).
(2). Phun lá: Sử dụng 10ml VD PHÂN TÍM + 0,5 lít VD Siêu LÂN ĐỎ pha 300 lít nước phun đều lên lá.
+ Gia tăng sức sinh trưởng tối đa cho cây: Để giúp cây sinh trưởng mạnh cần bổ sung các loại phân Đạm, Lân, Canxi, Magiê, Kẽm kết hợp các loại phân hữu cơ:
(1). Tưới gốc: Sử dụng 10ml Can VD DÙ XANH + 50g Xô VD 20.10.10 pha 5 lít nước tưới đều quanh gốc/trụ.
(2). Phun lá: Sử dụng 10ml VD PHÂN TÍM + 250ml VD VUA NHÚ ĐỌT + 500ml VD Ami.No1 pha 400 lít nước phun đều lên lá giúp cây nhú đọt nhanh, sinh trưởng mạnh, tăng sức chống chịu.
(Lưu ý: nên sử dụng định kỳ 7 - 10 ngày/lần sẽ đạt hiệu quả tối đa)
2. Chăm sóc vườn tiêu giai đoạn làm bông
Như đã nói ở trên, vấn đề lớn khi xử lý ra bông hồ tiêu trong điều kiện mưa sớm, mưa quá nhiều, mưa rải rác như hiện nay làm cho hồ tiêu ra hoa kém hoặc ra hoa thành nhiều đợt. Quy trình xử lý ra hoa với các dòng sản phẩm cao năng đã được ứng dụng trên nhiều vùng trong nước và các quốc gia trồng tiêu cho hiệu quả tối đa:
- Tạo mầm sung: Sau khi rửa vườn từ 7 - 10 ngày, dùng VD LÂN 86 hoặc VD Siêu LÂN ĐỎ tưới gốc hoặc phun lá giúp tạo mầm hồ tiêu cực sung, tăng sức bật mầm.
+ Tưới gốc: Sử dụng 1kg VD LÂN 86 + 0,5 lít VD Siêu LÂN ĐỎ pha 300 lít nước, tưới 4 - 5 lít/trụ (tưới đều quanh gốc). Sử dụng 2 lần cách nhau 10 - 15 ngày để đạt hiệu quả cao.
+ Phun lá: Sử dụng 0,5kg VD LÂN 86 + 0,5 lít VD Siêu LÂN ĐỎ pha cho 400 lít nước, phun đều lên cây. Sử dụng 2 lần cách nhau 10 - 15 ngày để đạt hiệu quả cao. Giai đoạn này ngưng tưới nước hoàn toàn cho cây. Thời gian hãm nước kéo dài khoảng 20 - 40 ngày tùy tình trạng tiêu suy hay sung, sau đó tưới đẫm nước 2 - 3 lần cách nhau 3 ngày/lần. Cần tưới cả ngoài tán vì bộ rễ hồ tiêu lan rộng.
(Lưu ý: LÂN 86 và Siêu LÂN ĐỎ của VIDAN là loại lân cao năng được tổng hợp dưới dạng hữu cơ có hàm lượng lân cao, ngoài việc cung cấp Lân (P2O5) dễ tiêu, còn làm tăng nhanh quá trình phosphoryl hóa giúp cây phân hóa mầm hoa cực nhanh, mầm có độ sung chắc và đạt tỷ lệ bung mầm cho hoa tối đa. Cần lưu ý, vào thời điểm này không nên bón phân NPK với hàm lượng lớn vì bộ rễ chưa phát triển, chưa hấp thu được dinh dưỡng nên rất lãng phí).
- Phá miên trạng mầm ngủ: Để cây không tạo miên trạng cần ngăn chặn mầm đi vào miên trạng hoặc phá nhanh trạng thái miên trạng, chuyển hóa nhanh thành mầm hoa.
+ Kéo mầm ngủ thành cựa gà:
Sau khi tưới đẫm, cây sẽ cảm ứng sinh trưởng và bắt đầu phát rễ tơ, sử dụng 500g VD ĐỒNG TIỀN VÀNG + 250ml AMINO PLUS hòa 200 lít nước, tưới 5 - 7 lít/gốc kích bộ rễ non phát triển, thúc đẩy mầm ngủ kéo dài thành cựa gà. Lần tưới gốc này nên kết hợp với các loại thuốc trị tuyến trùng, rệp sáp để bảo vệ bộ rễ toàn diện ngay từ đầu.
+ Phá miên trạng mầm hoa: Khoảng 5 - 7ngày sau khi kích ra rễ, sử dụng 250ml VD PROAGRO hoặc 250ml VD RA HOA TIÊU pha cho 200 lít nước phun ướt đều lá để phá miên trạng mầm hoa, giúp gié hoa bung đồng loạt. Lần phun này kết hợp với thuốc trừ rầy mềm, rệp sáp, bọ xít lưới để phòng ngừa chúng chích hút làm khô, cháy lá non và rụng gié.
+ Kéo gié hoa dài, nuôi gié mập: Khi cây bung lá non, sử dụng 100ml VD PHÂN TÍM + 250ml VD AMINO PLUS hòa 200 lít nước phun đều qua lá để kéo dài gié hoa, nuôi gié mập, lần phun này kết hợp với thuốc trừ rầy mềm, rệp sáp, bọ xít lưới). Vào thời điểm này nên cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đa, trung và vi lượng để cây đủ sức nuôi gié hoa nên sử dụng 2kg XÔ VD DÙ XANH (dung dịch) + 0,5 lít VD SUPER GOLDEN hòa 200 lít nước tưới gốc cho 30 – 35 trụ. Hoặc dùng 100 - 200g NPK 16-16-8.13S kết hợp 30 - 50g VD DÙ XANH rải đều ngoài tán lá, cách gốc từ 40 - 60cm và tưới nước đủ ẩm để tan phân, không nên cuốc xới lấp phân để tránh làm tổn thương bộ rễ cây.
- Sau bón phân nuôi bông khoảng 2 - 3 tuần: Bổ sung phân chuồng ủ hoai bằng VD TRICHODERMA với lượng 25 - 30 khối/ha (hoặc sử dụng 3 - 5 kg phân hữu cơ vi sinh + 30g VD TRICHODERMA với lượng 25 - 30 khối/ha (hoặc sử dụng 3 - 5 kg phân hữu cơ vi sinh + 30g VD TRICHODERMA cho một trụ) nhằm duy trì tính đệm của đất, cân bằng dinh dưỡng khoáng, kháng nấm bệnh và chống suy cây trong giai đoạn nuôi trái.
3. Chăm sóc vườn tiêu giai đoạn đậu trái
- Dinh dưỡng khoáng đa lượng: Sử dụng 2kg XÔ VD DÙ XANH + 500g VD ĐỒNG TIỀN VÀNG + 200g VD KẼM KẾT TINH hòa nước tưới 30 trụ, cung cấp dạng NPK dễ tan sẽ hạn chế tình trạng cây bị sốc dinh dưỡng, hạn chế hiện tượng rụng gié và lép hạt.
- Tăng đậu trái, chống rụng chuỗi: Sử dụng 150ml BO + 250ml VD PROAGRO vào 200 lít nước (hoặc dùng 150ml VD BO KẼM + 250ml VD CHỐNG RỤNG CHUỖI TIÊU hòa 200 lít nước), phun ướt đều mặt lá 2 - 3 lần trong giai đoạn từ khi gié hoa dài 3 - 4cm cho đến khi trái non hình thành giúp cuống gié dai chắc, chống hiện tượng thưa hạt, tiêu bồ cào.
Lưu ý: Thời gian trổ bông của hồ tiêu kéo dài từ 15 - 20 ngày. Trong giai đoạn hồ tiêu trổ bông, nên duy trì ẩm độ không khí trong vườn tiêu bằng cách tưới gốc hoặc phun sương trong không khí quanh trụ tiêu. Hoa hồ tiêu đa phần là hoa lưỡng tính, khi độ ẩm trong không khí tăng cao thì đầu nhụy của hoa lưỡng tính cương lên dễ bám dính các hạt phấn, làm tăng khả năng thụ phấn. Vì vậy khi tiêu đang trổ bông nên phun xịt hoặc tưới nước 3 ngày/lần, không nên phun lên gié hoa đang nở.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ