Tin thủy sản Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá ngựa cảnh mang lợi nhuận bất ngờ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá ngựa cảnh mang lợi nhuận bất ngờ

Tác giả An Dương, ngày đăng 09/11/2017

Kỹ thuật nuôi cá ngựa cảnh để ngắm chơi không phải khó nhưng nếu nuôi sinh sản hay thương phẩm đòi hỏi nhiều công sức chăm sóc cũng như đầu tư công phu.

Kỹ thuật nuôi cá ngựa tuy không khó nhưng cũng phải nắm bắt thật vững các quy trình cơ bản mới thành công. Ảnh minh họa

Theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia nuôi cá cảnh, kỹ thuật nuôi cá ngựa quả thực không quá khó, ít rủi ro, đầu tư cơ sở vật chất cũng không quá tốn kém, giá bán ổn định nhưng lợi nhuận khá cao. Tuy nhiên, để có được lợi nhuận cao thì cũng không phải đơn giản phải có chiến lược cụ thể, rõ ràng mới đem lại thành công.

Cá ngựa có hình dáng khá đặc biệt, cong queo, gấp khúc, phần đầu và phần ngực gần như vuông góc; mồm hình ống, ngực và bụng lồi do 10-13 chiếc xương cong ra tạo thành, đuôi dài, nhỏ và cuộn khúc 4 vòng, không có vây bụng và vây đuôi. Đầu và thân cá đực có nhiều gai. Ở một số con có thể có chấm nhỏ màu nâu, bụng cá có túi sinh dục. 

Trên thế giới hiện có khoảng 35 loài cá ngựa, ở Việt Nam có khoảng 7 loài. Đây cũng là loài cá duy nhất có con đực đóng vai trò làm bố đồng thời làm mẹ. Ngoài vẻ đẹp độc đáo thì cá ngựa được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền, có tác dụng kích thích sinh dục phái nam, hỗ trợ chữa bệnh vô sinh hoặc thai khó ở phụ nữ, bệnh hen suyễn, cao huyết áp, ung nhọt, hói đầu…

Bể nuôi

Để nuôi cá ngựa, bạn chỉ cần chuẩn bị bể xi măng. Trước khi nuôi bể phải được chùi rựa sach sẽ, sau đó phơi khô rồi bơm nước đã qua sử lý và cho sục khí. Nên làm đáy bể màu xanh thì cá sẽ có màu vàng rất đẹp, phía sau bể nuôi nên đặt một tấm tranh có nền màu xanh, hoặc tối để màu sắc của cá nổi lên làm nền sẽ vô cùng đẹp mắt.

Nhiệt độ

Cá ngựa sống trong nước có độ mối gia động khoảng 15 ‰ đến 35 ‰, độ ph tối ưu đao động từ 7,5 đến 8,5, lượng oxi hòa tan giao động từ 4 – 5 ml/lit. Mật độ nuôi cá ngựa lý tưởng là 2 đến 3 con/10 lít nước.

Kỹ thuật nuôi cá ngựa

Việc nuôi cá ngựa thương phẩm cũng không khó, nhưng đòi hỏi người nuôi phải nắm kỹ thuật nuôi cẩn thận, đúng và khoa học. Đặc điểm của con cá ngựa là ăn rất mạnh, rất khỏe ngay từ khi vừa sinh ra. Nếu đảm bảo được nguồn thức ăn thì coi như đã thành công hơn một nữa. Bên cạnh đó, do nuôi trong bể ở trong nhà, người nuôi dễ theo dõi tình trạng sức khỏe của cá cũng như mức độ tăng trưởng, môi trường mà cá sinh sống, đặc biệt là không sợ sự bất thường của thời tiết, nhiệt độ nào. Nguồn dinh dưỡng chủ yếu của cá ngựa chính là thức ăn sống như tôm, tép… và động vật nổi. Cho ăn 3 lần trong một ngày, 5 ngày thay nước một lần.

Kỹ thuật nuôi cá ngựa cần phải đòi hỏi người nuôi mài công chăm sóc. Ảnh minh họa

Phòng và trị bệnh 

Cá ngựa nuôi cảnh thường mắc bệnh như nấm hoặc động vật đơn bào gây ra, như đầy hơi trướng bụng, bệnh phồng bong bóng, viêm ruột, mù mắt do thiếu ánh sáng… Để phòng trừ tốt nhất cho cá ngựa đó là dùng thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn. 

Giá trị thương phẩm 

Cá ngựa tuy không có giá trị về thực phẩm nhưng lại có giá trị dược liệu cao. Cá ngựa có tác dụng trị hen suyện, tăng cường sinh lực. Bên cạnh đó với hình thái đặc biệt cùng với đặc tính chung thủy nên cá ngựa rất được yêu thích nuôi trong nhà để làm cảnh. Cá ngựa hiện nay được thu mua rất nhiều tại nhiều tỉnh miền biển. Cá ngựa thương phẩm có thể là cá tươi hay cá khô. Nếu tính bình quân với số lượng khoảng từ 200 đến 250 con cá khô/kg thì có giá thành giao động hiện nay là từ 8 triệu cho đến 14 triệu. 

Thu hoạch

Nuôi cá ngựa chỉ sau 3 tháng nuôi có thể xuất bán cá cảnh, từ 6-8 tháng có thể xuất bán cá ngâm thuốc và cho sinh sản. Chỉ sau 20 ngày đến 1 tháng, cá có thể sinh sản lại và tiếp tục cho ra những lứa cá mới đem lại nguồn lợi kinh tế bất ngờ cho người nuôi.


Có thể bạn quan tâm

tien-hanh-phong-benh-tong-hop-cho-ca-de-cai-thien-nang-suat Tiến hành phòng bệnh tổng… cong-nghe-nuoi-tom-copefloc-giup-nong-dan-tang-nang-suat Công nghệ nuôi tôm Copefloc…