Ớt Kỹ thuật trồng cây ớt cay tại nhà cực đơn giản cho quả sai trĩu cành

Kỹ thuật trồng cây ớt cay tại nhà cực đơn giản cho quả sai trĩu cành

Tác giả An Dương (Tổng hợp), ngày đăng 23/11/2017

Kỹ thuật trồng cây ớt cay tại nhà làm sao ra quả sai vô cùng đơn giản chỉ cần chăm sóc tốt, phòng bệnh hiệu quả.

Kỹ thuật trồng cây ớt cay tại nhà đơn giản, quả sai. Ảnh minh họa

Gần đây ớt trở thành một mặt hàng có giá trị kinh tế vì ớt không chỉ là gia vị tươi mà còn được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm và dược liệu để bào chế các thuốc trị ngoại khoa như phong thấp, nhức mỏi, cảm lạnh hay nội khoa như thương hàn, cảm phổi, thiên thời... nhờ tính chất capsaicine chứa trong trái. 

Kỹ thuật trồng cây ớt cay lại khá đơn giản, hầu như không cần chăm sóc quá cầu kỳ hay mất thời gian nhưng cây vẫn phát triển mạnh mẽ và cho quả rất sai. Nhờ vậy mà hiện nay được khá nhiều gia đình tận dụng không gian sân vườn, thậm chí trồng bằng hộp xốp trên sân thượng cũng khá hiệu quả.

Cách lựa chọn giống ớt cay trồng tại nhà

Ớt cay có rất nhiều loại khác nhau như giống Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm, ở miền Trung có giống ớt Sừng Bò, Chìa Vôi. Tùy theo sở thích của mỗi gia đình mà lựa chọn giống ớt phù hợp.

Thời vụ trồng ớt cay tại nhà

Thời điểm thích hợp nhất để gieo ớt cay tại nhà có thể áp dụng quanh năm nhưng để cây ớt phát triển nhanh ra quả nhiều thì nên lựa chọn gieo vào tầm tháng 8-9, trồng tháng 9-10, bắt đầu thu hoạch tháng 12-1 và kéo dài đến tháng 4-5 năm sau. 

Cách chăm sóc cây ớt cay tại nhà chỉ cần tưới đủ nước. Ảnh minh họa

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ớt cay tại nhà

Do trồng tại nhà nên lựa chọn đất trồng phù hợp. Nên mua ở những cửa hàng bán sẵn. Kỹ thuật trồng ớt cay tốt nhất là gieo hạt hoặc có thể mua giống cây con về trồng. Nếu chọn phương pháp trồng bằng hạt có thể tận dụng trái ớt khi đã chế biến vỏ rồi ngâm hạt ớt trong nước ấm khoảng 50 độ C khoảng 3 tiếng. Tỷ lệ pha nước ngâm hạt là 2 sôi : 3 lạnh.

Sau đó cho một ít đá sỏi xuống đáy chậu để đất ít hoặc không bị trôi đi nhiều dinh dưỡng khi tưới rồi phủ đất lên. Lưu ý nên để khoảng cách hạt giúp cây mập hơn. Có thể gieo trực tiếp vào chậu hoặc vào khay hạt giống, các cốc giấy nhỏ... rồi đặt chậu ở chỗ nhiều ánh sáng.

Khi cây nảy mầm, nên tưới nhẹ nước hàng ngày. Khi cây cao khoảng 10 cm nên chọn cây khỏe, mập, thẳng và loại bỏ cây nhỏ, yếu, cong. Hàng ngày, bạn có thể tưới thêm nước vo gạo 2 hai lần/ngày.  Khi cây lớn hơn, bạn tiếp tục bón bã chè vào gốc và tỉa bớt lá để cây tập trung ra hoa, đậu quả.

Cần nhớ rằng, ớt cần nhiều nước nhất lúc ra hoa rộ và phát triển trái mạnh. Giai đoạn này thiếu nước hoặc quá ẩm đều dẫn đến đậu trái ít. Nếu khô hạn kéo dài thì tưới rảnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, khoảng 3-5 ngày tưới/lần. Tưới thấm vào rãnh tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt, không để nước ứ đọng lâu.

Tỉa nhánh và phòng bệnh cho cây ớt cay

Để cây phát triển mạnh và tạo sự thông thoáng nên tiến hành tỉa nhánh và lá. Giúp cây đứng vững cần làm giàn và nhớ không được để cành lá và trái chạm đất. Việc làm này cũng giúp hạn chế thiệt hại do sâu đục trái và bệnh thối trái. Sau mỗi đợt ớt chín, bạn cần xới đất ở gốc rồi và thay lớp đất trên cùng bằng cách thêm đất mới, cắt tỉa lá, cành để ớt ra nhiều đợt quả hơn.


Có thể bạn quan tâm

ky-thuat-trong-ot-co-hinh-thu-ky-quai-thu-hut-nguoi-mua-voi-hieu-qua-kinh-te-cao Kỹ thuật trồng ớt có… trong-ot-bi-nhieu-mau-khong-chi-dep-cuon-hut-ma-con-mang-tan-tai-tan-loc-cho-gia-chu Trồng ớt bi nhiều màu…