Tin nông nghiệp Kỹ thuật trồng cây Sapo (Phần 2)

Kỹ thuật trồng cây Sapo (Phần 2)

Tác giả Nguyễn Trung Hiếu – Trạm Khuyến nông Châu Thành, ngày đăng 31/05/2018

IV. Phòng trừ sâu bệnh:

A. Sâu hại:

1.Sâu đục trái:

Thành trùng hoạt động vào ban đêm, con cái đẻ trứng lên vỏ trái, đặc biêt là nơi tiếp giáp giữa các trái trong chùm, lỗ đục có phân đùn ra ngoài. Sâu có thể tấn công vào giai đoạn trái còn rất nhỏ đến khi trái lớn, sâu ăn phá phần thịt trái làm trái rụng hoặc giảm phẩm chất. Sâu thường hóa nhộng ở nơi tiếp giáp giữa các trái hoặc trên bề mặt trái.

Phòng trị:

- Dọn vệ sinh và thu hái những trái bị sâu gây hại nặng đem tiêu hủy.

- Bao trái hạn chế sâu đục trái.

- Cắt tỉa cành sau khi thu hoạch cho vườn thông thoáng.

- Phun thuốc nếu có 1% số trái trong vườn bị tấn công,  có thể dùng các loại thuốc gốc cúc tổng hợp như: Karate, Fastac, Polytrin, Sumi Alpha, Cypermap…

2. Xén tóc đục cành:

Gây hại quanh năm, rất phổ biến, gây hại năng nhất là các tháng nắng. Con trưởng thành đẻ trứng lên đọt non hoặc lên vị trí nứt của vỏ cây, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, gây hại nặng có thể chết cây.

Trưởng thành toàn thân có màu nâu đen đầu kéo dài về trước, cơ thể dài 10 -12mm. Râu hình dùi đục, cánh trước có màu đen có những sọc nổi. Sâu non có màu trắng đầu vàng nâu. Nhộng làm ngay trong cành đục.

Phòng trị:

- Điều khiển cây ra đọt non đồng loạt đề dể kiểm soát.

- Cắt và đem tiêu hủy cành bị chết để loại trừ nhộng.

- Dùng vợt bắt vào sáng sớm.

- Phun ngừa khi cây ra đọt non bằng thuốc: Sagosuper 20EC, Karate, Cumbush....

- Nếu thấy có một đổ ra từ các cành thì dùng que xoi lỗ đục và bắt bằng tay hoặc có thể cho thuốc trừ sâu có tình lưu dẫn như Regent, Basudin nhét vào lỗ đục, sau đó trám lỗ đục lại bằng đất sét.

3. Rấy bướm: (rầy bông gòn):

Theo kết quả nghiên cứu cuả Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam rầy bong gòn gây hại trên sapo được xếp vào nhóm rệp dính. Rệp cái trưởng thành dài gần 1mm được bao phủ bằng một lớp có màu trắng sau đó chuyển sang màu vỏ cây, rệp cái đẻ trứng thành từng ổ, mỗi ổ khoảng 40 - 60 trứng. Trưởng thành con đực có 1 đôi cánh, râu đầu dài, có những sợi tơ dài như bông gòn phủ lên khắp cơ thể, lớp tơ này phát triển rất nhiều, do đó rất khó thấm nước vào cơ thể chúng.

Điều kiện phát triển của rầy bông gòn:

Phát triển trên vườn sapo vào mùa nắng từ tháng 10 đến tháng 4 dương lịch. Đặc biệt các vườn thiếu chăm sóc, ít cắt tỉa, trồng dày; bón nhiều phân đạm và sử dụng nhiều phân bón lá trong màu nắng. Rệp ít di chuyển, phát tán chủ yếu nhờ gió và kiến.

Biện pháp quản lý:

Tỉa bỏ cành vượt, cành vô hiệu, cành bên trong tán,…tạo điều kiện thông thoáng cho vườn cây nhằm hạn chế ẩm độ tạo điều kiện cho rệp dính phát triển.

- Điều khiển cây ra đọt non đồng loạt để dể trừ rầy.

- Phun nước khi lá vừa mở để làm giảm mật số rầy.

- Trong tự nhiên có rất nhiểu nấm ký sinh do đó cần tạo điều kiện cho cho chúng phát triển nhằm hạ mật số rầy.

- Loại bỏ và tiêu huỷ trái, lá, cành bị nhiễm rệp nặng để tránh lây lan.

- Hạn chế bón phân đạm và sử dụng phân bón lá nhiều lần trong mùa nắng.

- Thường xuyên kiểm tra vườn nếu phát hiện rầy bong gòn đến 10 -20% số trái thì phải xử lý thuốc bảo vệ thực vật ngay. Rầy bong gòn rất dễ kháng thuốc nên phải luân phiên các loại thuốc như: Dantotsu, Sumithion, Danitol-S, Movento, Pegasus….

Lưu ý: Để tăng hiệu quả của thuốc trong việc phòng trừ rầy bông gòn cần phun nước ướt cây trước khi tiến hành phun thuốc để rửa lớp sáp.

 Kết hợp thuốc với dầu khoáng SK Enspray 99 EC hoặc nước rữa chén để tăng khả năng bám dính của thuốc; hoặc kết hợp với thuốc chống lột xác như: Applaud, Butyl…. Chỉnh béc nhiễm để thuốc tiếp xúc với rầy.

4. Rệp sáp

Ấu trùng màu hồng, cơ thể rất nhỏ khoảng 1mm, có chân và có thề di chuyển. Khi trưởng thành rệp sáp không di chuyển, bên ngoài cơ thể có một lớp sáp trắng bao bọc, sáp phát triển hình thảnh tua dài. Rệp chích hút lên lá, lên trái…. rệp tấn công từ khi trái còn nhỏ đến khi thu hoạch làm cho trái không phát triển. Ngoài ra, rệp tiết ra mật ngọt, tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, làm mất phẩm chất  trái.

Phòng trị:

- Tỉa bỏ những lá, trái bị nhiễm nặng.

- Dùng máy bơm phun nước lên những chỗ có rệp sáp để rửa trôi rệp.

- Tránh trồng xen với những cây bị nhiễm rệp sáp như mãng cầu.

- Phun thuốc khi mật số rệp cao bằng các loại thuốc như: Dantotsu, Movento. Có thể bổ sung dầu khoáng DC- Tronplus 0.5% để tăng hiệu lực của thuốc.

5. Ruồi đục trái:

- Ruồi trưởng thành chủ yếu hoạt động vào ban ngày và gây hại quanh năm, nhiều nhất là từ khi trái già gần chín đến chín. Ruồi có khả năng bay xa nên việc phòng trừ cũng gặp nhiều khó khăn.

- Ruồi cái dùng ống đẻ trứng chọc thủng vỏ trái cây rồi đẻ trứng ở phần tiếp giáp vỏ trái và thịt trái. Sau 2 - 4 ngày dòi non nở ra có màu vàng nhạt; giai đoạn dòi kéo dài 10- 14 ngày.

- Ngay sau khi dòi nở ra, tại vết đẻ trứng ở vỏ trái bắt đầu ứa nước. Tuổi càng lớn, dòi càng đục sâu vào phía trong làm vết thối lan rộng dần cho đến khi toàn bộ trái bị hư thối và rụng. 

- Khi trái rụng dòi sẽ di chuyển xuống đất làm nhộng; nếu trái không rụng dòi cũng búng mình xuống đất để hóa nhộng và nằm sâu bên dưới đất khoảng 3 - 7 cm.

Biện pháp phòng trị:

- Thu hoạch trái kịp thời, không để trái chín trên cây.

- Thường xuyên vệ sinh vườn, thu nhặt các trái bị rụng đem chôn hoặc tiêu hủy để diệt giòi.

-  Biện pháp bao trái tuy tốn rất nhiều công sức nhưng có tác dụng hạn chế ruồi đục trái rất rõ.  

- Phun các sản phẩm protein thủy phân pha trộn thuốc trừ sâu không mùi để diệt ruồi cái.

-  Khi trái đã già chưa chín có thể dùng các thuốc trừ sâu gốc cúc tổng hợp để phun (lưu ý tuân thủ thời gian cách ly của loại thuốc để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng).

B. Bệnh hại:

1. Bệnh đốm lá:

Trên lá có nhiều đốm bệnh nhỏ màu nâu đỏ, sau đó lớn dần có hình tròn, đường kính vết bệnh 1-3 mm, tâm màu xám trắng, viền màu nâu đậm hoặc nâu đỏ. Ở tâm vết bệnh có thể thấy những ổ nấm nhỏ màu đen.

Phòng trừ: Phun các lọai thuốc thông thường như hỗn hợp Bordeaux,  Zineb, Benomyl hay Funguran 20-30 g/bình 8 lít, cocide.

2. Bệnh bồ hóng

- Nấm bệnh tạo thành từng mảng đen như bồ hóng bám trên mặt lá, trên trái làm giảm quang hợp của lá, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

-  Bồ hóng bám trên trái làm mã trái xấu bán không được giá. Nấm bệnh phát triển trên các vườn vú sữa có rầy mềm, rệp sáp, rệp dính…vì chất thải của rầy, rệp giúp nấm phát triển.

- Bệnh thường phát triển mạnh trong mùa nắng, bồ hống dể bị rữa trôi trong mùa mưa

Phòng trị:

- Không trồng quá dày.

- Tỉa cành tạo tán hợp lý để vườn cây thông thoáng.

- Mùa nắng, chú ý phòng trị rệp sáp, rầy mềm, rệp dính, bằng các loại thuốc như: Trebon 10EC, Actara…

- Khi thấy có nấm bồ hóng: phun các loại thuốc có gốc đồng như: Coc 85, Copper Zine, Copper B…

3. Bệnh cháy khô đầu, mép lá:

Đây là bệnh khá phổ biến trên cây sapô và chủ yếu xâm nhiễm ở các lá ngọn.Bệnh làm cháy khô từng mảnh lớn ở đầu hoặc mép lá.

Phòng trị: Dùng các loại thuốc trừ nấm Benomyl hay Appencarb, Daconil với liều lượng như khuyến cáo.

4. Bệnh đốm  mốc xanh, mốc xám:

Thường xuất hiện mặt trên của các lá già .Các đốm bệnh có hình tròn, kích thước từ 0,5-3 mm, màu trắng xám hay xanh đọt chuối .Ở tâm vết bệnh có thể có các ổ nấm màu đen.

Không trồng dày, vệ sinh vườn tượt, tạo điều kiện thông thoáng tránh ẩm độ cao trong vườn.Đồng thời có thể phun các loại thuốc gốc đồng hay hỗn hợp thanh phèn theo tỷ lệ 1:1:100 hoặc Cocide ,Coc 85…

V. Thu hoạch và bảo quản:

Khoảng 4,5 tháng sau khi trổ hoa trái đủ già và chín. Quả bắt đầu thu hoạch được khi có các dấu hiệu sau: Quả rạng nứt và bong ra; vỏ quả chuyển thành màu xanh vàng và nhẵn; khi hái mủ ở cuống quả chảy ra ít hoặc không có nên hái quả từng đợt cách nhau từ 1 - 2 lần/tuần. Để sapo giữ được lâu và quả có màu sắc đẹp, sau khi thu hoạch quả sapo, bà con đem lau rửa trong nước có pha 1 ít nước rửa chén bằng vải mịn hoặc vòi phun nước, sau đó rửa bằng nước sạch. Cuối cùng, ngâm quả trong nước có pha nước quả hạnh. 


Có thể bạn quan tâm

6-xu-huong-chuyen-doi-so-trong-nong-nghiep 6 xu hướng chuyển đổi… ky-thuat-trong-cay-sapo-phan-1 Kỹ thuật trồng cây Sapo…