Dưa hấu Kỹ Thuật Trồng Dưa Hấu Với Màng Phủ Nông Nghiệp

Kỹ Thuật Trồng Dưa Hấu Với Màng Phủ Nông Nghiệp

Ngày đăng 04/03/2011

Dưa hấu hè, một vụ dưa hấu đã được trồng thành công và cho thu nhập bằng 2-3 vụ lúa ở một số vùng, đặc biệt các xã Đồng gia, Bình dân của Huyện Kim thành-Hải dương, một số xã ở vùng Thái thuỵ-Thái bình...

Qua 3 vụ làm mô hình và khảo nghiệm dưa hấu hè, xin giới thiệu kỹ thuật đã được chúng tôi đúc rút như sau:

1. Lựa chọn giống dưa

- Phải là các giống dưa hấu lai F1 thì năng suất và tính chống chịu mới tốt: Giống tốt nhất cho vụ hè là các giống dưa quả dài như: Hắc Mỹ Nhân, AT-103, 109, TN-Hắc mỹ nhân 010, Hắc mỹ nhân 777 (Thai lan)... Không nên trồng các giống dưa quả tròn vì dễ vỡ.

- Giống đắt thì sắt ra miếng, nếu trồng giống dưa chỉ 20-30 ngàn đồng/sào thì chỉ có thể thu được 400-500 ngàn, trồng dưa lai F1 phải chi phí tốn kém cả giống và đầu tư màng nhưng mức thu 1,5-3 triệu là hiện thực

2. Thời vụ:

-Vụ hè trồng nửa đầu-cuối tháng 5 (vào bầu 1-15/5) thu đầu tháng 7. ở vụ hè, thời gian chiếm đất của dưa hấu chỉ 55 ngày, từ để quả đến thu 22-23 ngày

Cần lưu ý thời vụ lúa vụ xuân, tranh thủ giải phóng đất sớm, bón lót nhiều

3. Kỹ thuật trồng:

3.1. Làm bầu: Rất khoát phải làm bầu để có cây con an toàn và khoẻ. Cần chú ý đất làm bầu phải là đất mục có đảo thêm phân hữ cơ mục tỷ lệ 1:1 Tuỳ thời gian duy trì cây con trong bầu do giải phóng ruộng mà làm bầu to hoặc nhỏ, chí ít bầu cũng phải cao 5-7cm đường kính 4-5cm. Để bầu thơi thoáng dại nắng và che chắn bảo vệ tốt. Mỗi sào cần làm 320-350 bầu cây con cho cả dự phòng. Sau chọn cây mập khoẻ để trồng

3.2. Làm đất: Tại vị trí đạt cây cày úp 4-5 xá cày tạo líp cao để đặt bầu trước, líp rộng 90-100cm, rồi hoàn thiện luống sau. Phải để rãnh luống 35-40cm, làm rãnh sâu mới có đất bồi cao cho líp. Đánh rạch dọc theo líp và bón lót phân chuồng mục hay phân hữu cơ vi sinh +15kg NPK loại có tỷ lệ 16-16-8-13S như Năm sao,Việt nhật.., lót sâu 10-12cm. Lấp đất làm phẳng mặt líp và phủ màng nông nghiệp. Mặt đen xuống dưới, mặt trắng bạc quay lên trên. Màng trùm xuống 1/2 chiều sâu của rãnh, chèn đất mép màng hoặc gim để giữ không bị lật do gió. Cứ 2 líp trồng cho quay ngọn vào nhau tạo thành luống đôi rộng ít nhất 5m-5,2m, luống đánh thoải vào giữa và để rãnh thoát nước sâu ở trung tâm luống chia luống thành 2 nửa rộng 2,5m, phần mép luống lên cao để đặt cây, rãnh chính không khoét quá sâu.

3.3. Mật độ trồng: Khi cây con có 1-2 lá thật thì đem trồng. Dùng ống bơ sữa bò cắt miệng thành răng cưa, dũa sắc và bập thủng màng phủ theo dọc luống, vị trí bập cách mép luống 20-25cm, lỗ cách lỗ 45-50cm, tuỳ giống dưa. Dùng dao con hoặc nẹm bới đất ở vị trí khoét lỗ và đặt cây con, lưu ý đặt mặt bầu ngang mặt líp, nén chặt vừa tay để giữ cây thẳng. Mỗi sào cần trồng được 300-330 cây.

3.4. Chăm sóc, bón thúc và bấm ngọn, tỉa nhánh: Sau trồng 3-4 ngày tiến hành tưới thúc cho cây con bằng nước phân ngâm loãng, chú ý không để nước phân dính vào cây, tưới liên tục 3-4 lần cách nhau 2 ngày. Tốt nhất là dùng loại phân qua lá Kali humat, Pennac P hoà 1 gói/bình 16 lít, xịt vào gốc cây sau trồng 2-3 ngày. Khi dưa ngả ngọn bò bón thúc mỗi sào 5-7 kg NPK Việt nhật + 2kg ure, bón vào vị trí mép trong sau khi đã lật màng phủ 25-30cm. Khi dưa ngả ngọn, cần bấm ngay ngọn chính để dưa bật nhanh 2 nhánh phụ, chỉ nuôi 2 nhánh phụ này, cần hướng ngọn nhánh bò thẳng vào giữa luống, tỉa bỏ ngay các nhánh phụ khác, chỉ để lại 2 nhánh bơi chèo to khoẻ, tỉa sớm các nhánh cấp 2 cấp 3 để tránh làm dưa sinh trưởng thân lá um tùm và che cớm, sâu bệnh phát sinh gây hại. Khi đã lấy xong quả, để dây ngoi 3-4 lá tiếp tục bấm ngọn để dưa phát nhánh phía trên để lại các nhánh to mập để dưa quang hợp tích luỹ vào quả, không để dây quá tốt. Bón thúc lần 2 khi ra hoa cái rộ. Lượng bón tuỳ màu lá mà dùng 4-5kg NPK Việt nhật bón vãi ra rãnh luống rồi tát nước để hoà tan phân. rễ dưa sẽ tự hút phân ngấm ở 2 mép luống. Chú ý rãnh luống phải làm sạch cỏ Để rút ngắn TGST cần phun phân qua lá cho dưa bằng phân K-H

3.5. Để quả: Chỉ để quả ở vị trí lá thứ 10 trở lên, mỗi cây chỉ lấy bình quân 1 quả (cây nào khoẻ, mỗi nhánh lấy 1 quả, cây yếu chỉ lấy 1 quả ở nhánh to, mập; quả ra ở nhánh kia vặt bỏ, quả ra gần gốc cũng cần vặt bỏ càng sớm càng tốt). Chọn các quả có đế quả to, mỡ thì quả sẽ nhanh lớn. Thu phấn bổ sung cho dưa để tăng tỷ lệ đậu quả, khi quả lớn bằng chén con cần cắm thẻ theo dõi để tiện thu hái, sau để quả 12-15 ngày, cần trở quả và kê cao quả bằng xốp hoặc các vật liệu khác không giữ nước (2 đoạn tre, nứa..) Sau để quả 12-13 ngày bón thúc mỗi sào 3-4kg kali Canađa vào giữa các cây bằng cách lật màng phủ và bón nhói vào khoảng giữa các hốc cây.

4. Sâu bệnh hại: Chú ý vẽ bùa, rệp, sâu xanh hại ngay từ giai đoạn cây con, dùng thuốc regent, sumicidin kết hợp Validacin phun khi đặt cây ra ruộng. Các loại bệnh hại như chạy dây, thối thân, đốm lá.. phun bằng thuốc bệnh như Alfamil, Agrodazim, Ridomin, Encoleton, topxinM.


Có thể bạn quan tâm

trong-dua-hau-khong-hat-mat-troi-do Trồng Dưa Hấu Không Hạt… ky-thuat-trong-va-cham-soc-dua-hau Kỹ Thuật Trồng Và Chăm…