Kỹ thuật trồng hoa anh đào cho mọi nhà ngập tràn sắc Xuân, may mắn cả năm
Kỹ thuật trồng hoa anh đào hiện được nhiều nơi áp dụng bởi đây là loài hoa mang vẻ đẹp kiêu sa, trong sáng và cũng không kém phần rực rỡ.
Kỹ thuật trồng hoa anh đào mang sắc Xuân về mọi nhà. Ảnh minh họa
Tên khoa học: Prunnus cerasoides D. Don, thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae), phân chi hoa mận, hoa mơ có nguồn gốc từ đất nước mặt trời mọc Nhật Bản, vài năm trở lại đây, hoa anh đào đã được trồng nhiều tại Đà Lạt, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội… để phục vụ cho thú chơi hoa, ngắm hoa ngày Tết.
Hoa anh đào nở nhiều vào mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm, nên nghĩ tới hoa anh đào là người ta nghĩ tới sự tươi mới, rực rỡ, rạo rực của sắc xuân. Hoa anh đào là loài hoa tượng trưng cho sự mong manh, trong trắng, cho sắc đẹp kiêu sa của người phụ nữ. Đặc biệt, vỏ cây và đọt non của hoa anh đào có thể dùng làm thuốc trong Đông y.
Điều kiện nhiệt độ trồng hoa anh đào
Hoa anh đào là cây thân gỗ lâu năm, có chiều cao từ 5-25m, thân cây có màu nâu, lá răng cưa hình thoi, hoa có 2 màu chính là trắng hoặc hồng nhạt. Hoa anh đào ưa khí hậu mát mẻ, không chịu được nóng, không kén đất trồng, không chịu được úng nước. Tuổi thọ trung bình của 1 bông hoa đào là 7 ngày, tùy thuộc thời tiết và giống hoa mà thời gian này có thể thay đổi.
Phân loại hoa anh đào
Hoa anh đào có rất nhiều loại khác nhau từ màu trắng tinh khôi, màu hồng nhạt với mùi hương đậm đến màu hồng đậm lá to với mùi hương quyến rũ. Chính bởi mùi thơm này mà khi hết mùa hoa anh đào, người ta thường ngắt lá của loại hoa này ướp một chút muối và dùng để làm vỏ cuốn bên ngoài cơm nắm onigiri hoặc cuốn ngoài một loại bánh dày truyền thống của Nhật. Vì thế loại hoa này mới có tên gọi sakura mochi.
Lựa chọn hạt giống hoa anh đào
Để hoa anh đào nở đẹp quanh năm, phát triển đồng đều và cho hoa nở đẹp quanh năm thì ngay từ khi mới chọn giống cần đảm bảo độ sinh trưởng, sức đề kháng tốt, quan trọng là sạch bệnh.
Đất trồng hoa anh đào
Hoa anh đào không kén đất trồng, có thể trồng trên khá nhiều loại đất, trừ đất bị ngập úng, thoát nước tốt vì cây không chịu được ngập úng lâu ngày sẽ chết.
Kỹ thuật trồng hoa anh đào bằng cách gieo hạt
Trồng hoa anh đào bằng hạt đạt kết quả cao nhất thì trước tiên hãy xử lý bằng cách ngâm vào nước sạch 2 ngày sau đó đãi sạch rồi đem ủ trong cát khoảng gần 1 tháng hoặc hơn để hạt nứt vỏ.
Khi xử lý hạt thành công hãy mang hạt đi gieo cách nhau từ 3-4 cm, đặt hạt theo chiều dọc, phần nhọn quay lên trên, sau đó lấp thêm 1 lớp đất mỏng chừng 1-2 cm. Vì là cây ưa sáng nên hãy trồng những nơi có ánh sáng nhiều.
Lưu ý trước khi trồng 7-10 ngày thì đào hố và tiến hành bón lót và lấp hố.
Kỹ thuật chăm sóc hoa anh đào
Cách chăm sóc hoa anh đào cúng không khó chỉ cần đảm bảo độ ẩm vừa phải. Sau 1 tháng, cây đã bắt đầu ra rễ mới thì tiến hành bón thúc lần đầu bằng hỗn hợp phân NPK và ure, hòa tan tưới xung quanh gốc. Sau đó cứ cách khoảng 30 ngày thì lại bón thúc 1 lần, bón tổng cộng 5 lần là đủ. Thường xuyên làm sạch cỏ và vun gốc cho cây hoa chống sói mòn.
Phòng bệnh và tỉa cành cho hoa anh đào
Trồng hoa anh đào không có nhiều sâu bệnh vì vốn là cây lâu năm, sức sống mạnh mẽ. Tuy nhiên để cây luôn sạch bệnh có thể phun thêm thuốc kiểm soát côn trùng để loại bỏ sâu bệnh, giúp cây phát triển tốt.
Ngoài việc phòng bệnh thì việc cắt tỉa cho cây cũng khá quan trọng. Tùy theo mục đích tạo dáng mong muốn mà có những hình thức căt tỉa khác nhau. Khi chồi mầm cao chừng 30-35 cm thì sẽ tiến hành bấm ngọn, thực hiện đều đặn đến tháng 7 năm sau thì dừng, tiếp tục điều chỉnh các cành để tạo tán.
Khi trồng được khoảng gần 2 tháng hãy tiến hành tuốt bỏ toàn bộ lá trên cây để cây tập trung dinh dưỡng làm nụ, đảm bảo nụ ra hoa to, đều, dày, đẹp.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ