Nuôi gà Kỹ thuật và Quy trình chăm sóc nuôi gà H'Mông thương phẩm - Phần 4

Kỹ thuật và Quy trình chăm sóc nuôi gà H'Mông thương phẩm - Phần 4

Tác giả Hatthocvang Vietnam, ngày đăng 03/08/2016

2.6. Thức ăn và kỹ thuật cho ăn

Trong chăn nuôi gia cầm chăn thả lấy thịt, việc chăm sóc, nuôi dưỡng thoả mãn đầy đủ các nhu cầu sinh lý đòi hỏi phát triển cơ thể gà ở mỗi giai đoạn sẽ khai thác tối đa tiềm năng di truyền của giống, đạt nhanh đến khối lượng giết mổ càng sớm càng tốt.

Gà H’Mông chăn thả lấy thịt được chia ra các giai đoạn 0 – 4 tuần tuổi; 5 – 8 tuần tuổi và 9 → giết mổ.

Nhu cầu dinh dưỡng cho gà H’Mông thương phẩm nuôi thịt

Bảng 2: Chế độ dinh dưỡng cho gà H’Mông thương phẩm

Chỉ tiêu

Giai đoạn

0 – 4 tuần tuổi

5 – 8 tuần tuổi

9 tuần → giết mổ

N.lượng trao đổi ME (KCalo/kgTĂ)

2900

2950

3100

Protein thô(CP) (%)

19,0

18

16

ME/CP

152,63

163,89

193,75

Canxi (%)

1,2

1,19

1,18

Photpho tổng số (%)

0,77

0,76

0,78

Lyzin(%)

1,08

1,05

0,97

Methionin (%)

0,42

0,39

0,38

NaCl tổng số (%)

0,32

0,33

0,31

Sau khi gà được uống nước 2 – 3 giờ thì mới cho ăn, thường cho ăn theo bữa.

Thức ăn được trải đều vào nhiều khay tuỳ thuộc quy mô đàn để tránh sự tranh giành thức ăn giữa các con trong đàn.

Chỉ nên cung cấp lượng thức ăn vừa đủ, một ngày đêm cho ăn 9 – 10 lượt để thức ăn luôn mới thơm, hấp dẫn tính ngon miệng và tránh lãng phí.

Một số điều cần lưu ý: Thức ăn được phối chế cân đối đảm bảo đủ dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển của gà trong giai đoạn.

Khẩu phần ăn có thể phối chế đa nguyên liệu, sử dụng thức ăn bổ sung động vật, thực vật, Premix khoáng vi lượng và Vitamin.

- Không sử dụng các nguyên liệu bị mốc, hoặc bột cá mặn (có hàm lượng muối cao), đỗ tương phải rang chín.

* Khẩu phần thức ăn được cân đối đủ các chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn nuôi, thức ăn phối chế đa nguyên liệu, sử dụng đạm nguồn gốc động vật, thực vật, Premix Vitamin, khoáng vi lượng v.v.

Không được dùng nguyên liệu bị mốc, nhiễm độc tố Afratoxin hoặc bột cá có hàm lượng muối cao.

Dùng đậu tương phải rang chín gà mới tiêu hoá được, nếu chín không đều gà ăn vào sẽ bị rối loạn tiêu hoá (đi ỉa).

2.7. Mật độ

Tuỳ thuộc vào điều kiện chuồng trại, mùa vụ, khí hậu mà quyết định mật độ đàn nuôi.

Cần lưu ý trong điều kiện tất cả các yếu tố khác là thích hợp thì mật độ càng thấp sẽ cho khả năng tăng trưởng cao và tỷ lệ nhiễm bệnh thấp.

Nuôi nền sử dụng chất độn:

1 – 7 tuần : 15 – 20 con/m2

8 – xuất bán : 8 – 10 con/m2

Nuôi trên sàn:

1 – 3 tuần : 40 – 50 con/m2

4 – xuất bán : 12 – 15 con/m2

Ngoài ra có thể nuôi theo phương thức chăn thả, các khâu chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, chọn gà giống 01 ngày tuổi, nhiệt độ, ẩm độ, chiếu sáng v.v.

cũng giống như nuôi theo phương thức nuôi nhốt hoàn toàn.

Song cần phải có thêm vườn rộng để thả gà cho vận động khi gà được 4 – 5 tuần tuổi vào mùa hè và 7 – 8 tuần tuổi vào mùa đông.

Trước khi thả phải chọn ngày thời tiết tốt thả gà ra 2 – 3 giờ cho gà tập làm quen với môi trường trong 3 – 5 ngày rồi mới thả cả ngày.

Gà được thả ra sẽ tự kiếm thêm mồi (sâu bọ, giun, dế, cào cào, châu chấu, thóc rơi vãi v.v.) ngoài ra bổ sung thêm rau xanh, cỏ, cơm thừa, củ quả ...

như thế có thể giảm được 20 – 25% lượng thức ăn so với phương thức nuôi nhốt tuỳ thuộc vào lượng thức ăn sẵn có.

Mặt khác gà được vận động sẽ tăng cường được sức kháng bệnh.


Có thể bạn quan tâm

tu-van-quy-trinh-lam-vaccine-phong-benh-cho-ga-de-trung Tư vấn - Quy trình… benh-dich-ga-dong-tao-thuong-gap-va-cach-phong-tri-phan-1 Bệnh dịch Gà Đông Tảo…