Mô hình kinh tế Làm nên chuyện từ hạt cam

Làm nên chuyện từ hạt cam

Ngày đăng 06/08/2015

Cách đây vài năm, gia đình anh thuộc diện hộ nghèo do ít đất canh tác, lại phải nuôi 2 đứa con đang tuổi ăn học, cuộc sống rất khó khăn. Năm 2012, nhận thấy việc ươm, ghép cây giống đem lại thu nhập cao nên anh bàn bạc với gia đình gom góp vốn đầu tư làm. Do lúc đầu chưa có kinh nghiệm, chưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên việc ươm, ghép cây của anh gặp một số khó khăn như: cây bị thối rễ, nổ lá nên bán ra giá thấp. Sau khi tham gia các lớp tập huấn, sinh hoạt câu lạc bộ nông dân do Hội Nông dân xã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật tổ chức, anh Tám nắm bắt và tích lũy được nhiều kiến thức khoa học kỹ thuật mới, áp dụng vào thực tế và đạt hiệu quả khả quan.

Bên cạnh đó, anh Tám mạnh dạn vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội (30 triệu đồng) để đầu tư vào việc ươm, ghép cây cam giống. Chỉ tính riêng năm 2013, gia đình anh ươm 400 lít hạt cam; qua vụ đó, vườn cây của anh cung cấp cho thị trường trên 400 ngàn cây cam giống, thu lãi trên 200 triệu đồng. Cuộc sống gia đình anh bắt đầu được cải thiện. Đầu năm 2014, anh Tám thuê 1,5 ngàn m2 đất giồng cát và gieo 800 lít hạt cam, hiện vào mùa thu hoạch, ước tính đạt 800 ngàn cây giống, trừ chi phí, gia đình anh thu lãi trên 250 triệu đồng.

Hiện nay, anh Tám không chỉ xuất bán cây giống cho thị trường trong tỉnh mà còn tìm kiếm thị trường ngoài tỉnh. Anh đã lặn lội đến các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai để tìm kiếm thị trường, nguồn thu mua cây giống. Từ mô hình kinh tế hiệu quả trên, gia đình anh không chỉ thoát nghèo, trả vốn lại cho ngân hàng, mà có cuộc sống khấm khá hơn, xây dựng được một căn nhà (cấp 4), lo được cho hai con ăn học. Anh cho biết, nhờ sự quan tâm, tạo điều kiện của địa phương, các cơ quan chức năng mà những người nông dân như anh thuận lợi hơn trong việc phát triển kinh tế. Dù vậy, thiết nghĩ sự cần mẫn, chịu khó như cá nhân gia đình anh Tám nói riêng, các hộ nông dân khác nói chung vẫn là điều quyết định.

Nói về nông dân Huỳnh Văn Tám, ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Bình khẳng định: Anh là một người nông dân rất chịu thương chịu khó, chí thú làm ăn, luôn cầu tiến, học hỏi để nâng cao hiệu quả trong sản xuất. Điều đáng quý nữa là anh rất thương yêu và chăm lo cho gia đình, là một người chồng, người cha mẫu mực.


Có thể bạn quan tâm

nhan-tim-soc-trang-dang-bi-lam-gia Nhãn tím Sóc Trăng đang… xuat-khau-la-yeu-to-then-chot-quyet-dinh-san-xuat-ca-tra-nua-dau-nam-2015 Xuất khẩu là yếu tố…