Tin thủy sản Lợi ích của chế phẩm sinh học trong nuôi tôm bán thâm canh tại Mexico

Lợi ích của chế phẩm sinh học trong nuôi tôm bán thâm canh tại Mexico

Tác giả Khánh Nga (dịch, tổng hợp), ngày đăng 06/07/2018

Trong nuôi trồng thủy sản nói chung, vấn đề tiết kiệm chi phí đầu vào, đặc biệt là thức ăn công nghiệp là rất quan trọng vì nó quyết định trực tiếp đến lợi nhuận sau mỗi chu kỳ nuôi. Chi phí thức ăn thường chiếm trên 50% chi phí sản xuất trong nuôi trồng thủy sản, do vậy, để thu được lợi nhuận cao nhất người nuôi phải giảm chi phí đầu tư đến mức thấp nhất. Một trong những cách đó là nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, nâng cao sản lượng mà chất lượng vẫn đảm bảo. Đó chính là việc ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản.

Tại Mexico, hai dòng chế phẩm sinh học thương mại (vi khuẩn sống Pediococcus acidilactici MA18 / 5M - Bactocell®-  và nấm men Saccharomyces cerevisiae  boulardii CNCM I-1079 - Levucell®SB -)  đã được tiến hành thử nghiệm trong nuôi tôm thẻ chân trắng với quy mô trang trại. Mục tiêu chính của thử nghiệm này là để đánh giá lợi ích thực sự của chế phẩm sinh học cho người nông dân trong điều kiện nuôi thực tế.Thử nghiệm này xác nhận các lợi ích kinh tế ở cấp độ trang trại của các chế phẩm sinh học trong nuôi tôm: mặc dù các điều kiện nuôi tổng thể là đã tối ưu trong quá trình thử nghiệm (không thách thức, điều kiện môi trường ổn định, sự tồn tại tốt và tốc độ tăng trưởng), cả hai chế phẩm sinh học đã chứng minh cải thiện tỷ lệ sống sót khoảng 10%.

Ngoài ra, cả hai dòng chế phẩm sinh học đều chứng minh cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn, tiết kiệm chi phí đáng kể cho nhà sản xuất (tiết kiệm trung bình gần 12%).

Tại sao phải tiến hành một thử nghiệm mới?

Những lợi ích tiềm năng của chế phẩm sinh học cho nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý dịch bệnh và nâng cao hiệu suất đang ngày càng có được chứng minh, nhưng trong trường hợp nuôi tôm, ít nhất hơn 70% các nghiên cứu áp dụng probiotics cho nuôi tôm thành phẩm được thực hiện trong bể nước sạch ở điều kiện phòng thí nghiệm, khác xa với điều kiện sản xuất thực tế. Do vậy, có nhiều trở ngại kỹ thuật gây khó khăn trong việc đánh giá một giải pháp cho ăn tại ao nuôi thực tế có những điều kiện khác nhau. Đây là lý do tại sao một mô hình được thiết kế để đánh giá các giải pháp dinh dưỡng cho tôm với độ tin cậy cao (lặp lại) trong ao (Chim et al, 2009.). Phương pháp này sử dụng lồng nổi trong bể nuôi, trang bị khay thức ăn: do đó, chế độ ăn khác nhau được lặp đi lặp lại để có thể được kiểm tra trong bể, tất cả được thực hiện trong điều kiện sản xuất thực tế khi đã loại bỏ hết các vấn đề về sự khác nhau giữa các bể nuôi. Mô hình này được chứng minh là một công cụ thử nghiệm kinh tế, có tính thống kê mạnh mẽ và nhạy cảm, đặc biệt phù hợp để đánh giá chế phẩm sinh học (Castex et al, 2008.). Ngày nay, nhiều công ty thức ăn sử dụng nó để đánh giá nguyên liệu thô hay phụ gia thức ăn khác nhau.

Tiến hành thử nghiệm

Cuộc thử nghiệm được thực hiện trong một trang trại từ Tây Bắc Mexico (Sinaloa), nuôi tôm  Litopenaeus vannameiin trong ao đất, sử dụng lồng thiết kế nổi. Cuộc thử nghiệm được tiến hành dưới sự giám sát của cán bộ kỹ thuật. Hệ thống lồng nổi trong nghiên cứu đã từng được trang trại dùng để nuôi tôm trắng từ giai đoạn hậu ấu trùng cho đến khi thu hoạch. Theo đó, hệ thống này đã được hiệu chỉnh để nuôi tôm L. Vannamei từ 3g đến trên 14g với mật độ 25 con / m 2. 12 lồng được sử dụng để thí nghiệm (bốn lần lặp lại cho mỗi nhóm: nhóm đối chứng, nhóm Bactocell, nhóm Levucell SB) 225 tôm với trọng lượng cơ thể trung bình ban đầu là 3,3 ± 0,1 g và có nguồn gốc từ cùng một ao sau đó được thả vào mỗi nhóm

Trên cùng là những lồng thiết kế nổi được sử dụng trong suốt quá trình thí nghiệm. Phía dưới là khay thức ăn, 2 khay 1 lồng. Sau khi được chuyển, tôm được di thực trong hai ngày và cho ăn một chế độ ăn tiêu chuẩn thương mại (Api-Camarón, Malta Cleyton) trong hai tuần.

Sau hai tuần, từ ngày thứ 3 trở đi, tôm được cho ăn chế độ ăn riêng trong khoảng thời gian 59 ngày đến khi trọng lượng cơ thể trung bình đạt 17.4g ± 0.5:

• Nhóm đối chứng: chế độ ăn uống tiêu chuẩn (Api-Camarón, Malta Cleyton)

• Nhóm nuôi bổ sung Bactocell:  chế độ ăn uống tiêu chuẩn + 5.106CFU / g hoặc 0,5 g / kg thức ăn Pediococcus acidilactici MA18 / 5M - Bactocell®, Lallemand Animal Nutrition.

• Nhóm nuôi bổ sung Levucell SB: chế độ ăn uống tiêu chuẩn + 8.106CFU / g hoặc 400g / tấn thức ăn nấm men Saccharomyces cerevisiae boulardii CNCM I-1079 - Levucell®SB, Lallemand Animal Nutrition.

Để có thể ước tính lượng tiêu thụ thức ăn, tôm được cho ăn ba lần mỗi ngày, và chỉ trên các khay thức ăn (2 khay mỗi lồng: 70 cm x 70 cm). Tỷ lệ cho ăn được điều chỉnh mỗi ngày cho mỗi lồng theo thức ăn còn lại trên khay sau bữa ăn. Việc cung cấp thực phẩm đã được tính toán theo phần trăm của sinh khối và trọng lượng cơ thể trung bình mỗi lồng ước tính hàng tuần. Các thông số sau đây đã được xác định hàng tuần và vào cuối của cuộc thử nghiệm:

+ tốc độ tăng trưởng hàng tuần,

+ trọng lượng cơ thể trung bình,

+ tỷ lệ sống sót,

+ sinh khối

Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR = số lượng nhất định thức ăn / tôm tăng sinh khối ướt)​​.

Ngoài ra, các thông số hóa lý sau đây của nước đã được xác định hàng ngày (sáng và tối) để đánh giá chất lượng của các điều kiện môi trường: Nhiệt độ, oxy, độ mặn và độ đục. pH cũng được đo hai lần mỗi tuần.

Bảng 1 Kết quả thông số kỹ thuật trong 3 nhóm thí nghiệm

Trọng lượng ban đầu (g) Trọng lượng sau cùng (g) Tỷ lệ tăng trưởng theo ngày (g/ngày) FCR Tỷ lệ sống sót (%) Sinh khối sau cùng (g)
Nhóm đối chứng 3.3 ± 0.1 17.4 ± 0.4 0.239±0.006 1.83 ± 0.06 74±3 2893 ±127
Nhóm bổ sung Bactocell 3.3 ± 0.1 17.5 ± 0.8 0.248±0.006 1.62 ± 0.15* 81±4*

3203±246

+11%

Nhóm bổ sung Levucell 3.2 ± 0.1 15.2 ± 0.5 0.283±0.007 1.59 ± 0.12* 80 ±6T

3120±190

+8%

(Khác biệt phụ thuộc vào nhóm đối chứng (p<0.05,α =5%, sức thống kê >80%)

Điều kiện phát triển tối ưu

Trước hết, việc giám sát các thông số hóa lý trong toàn bộ nghiên cứu cho thấy điều kiện nuôi được tối ưu cho tôm L. vannamei. Không thách thức môi trường hoặc vệ sinh đặc biệt được ghi nhận trong quá trình thử nghiệm, được thấy rõ bởi sự tăng trưởng tổng thể tốt và tỷ lệ sống sót cao ở nhóm kiểm soát: trọng lượng cơ thể trung bình cuối cùng là 17.4g ± 0.5 (SD), tốc độ tăng trưởng trung bình hàng tuần đạt 0.24g / ngày. Tỷ lệ sống đạt 73,8% vào thời điểm kết thúc nghiên cứu.

Chế phẩm sinh học cải thiện tỷ lệ sống sót

Mặc dù tỷ lệ sống trong nhóm đối chứng là chấp nhận được, tuy nhiên cả hai phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học đều cho thấy sự cải thiện trong tỷ lệ sống sót của tôm (Bảng 1; hình 1.): Đáng kể cho Bactocell: + 10%, P <0,05; chỉ số thống kê 80%, và Levucell SB cũng tương tự: + 9,5%, với p = 0,11. Hiệu quả của Bactocell trong tỷ lệ sống của tôm đã được ghi nhận trước đây ở một số loài tôm (tôm sú, tôm thẻ chân trắng L., L. stylirostris) trong các điều kiện khác nhau (ví dụ: những thách thức virus ...); do đó kết quả này không nằm ngoài dự kiến​​. Phương thức tác động của Bactocell đến tôm thậm chí đã có rất nhiều tài liệu dẫn chứng và dựa trên hoạt động của hệ vi sinh đường ruột, phòng chống stress oxy hóa giúp cải thiện tình trạng sức khỏe ở các loài động vật (Castex, 2009)

Tác dụng tăng trưởng

Một lần nữa, điều kiện của thử nghiệm là, hiệu suất tăng trưởng tổng thể tối ưu trong quá trình thử nghiệm rất tốt trong tất cả ba nhóm với một trọng lượng cơ thể trung bình cuối cùng đạt 17.4g ± 0.5 (SD), tốc độ tăng trưởng trung bình hàng tuần là 0.24g / ngày (Bảng 1 ).

Trong điều kiện tối ưu như vậy (loại thức ăn được sử dụng, điều kiện môi trường tối ưu, mật độ thích hợp, và không có căng thẳng đặc biệt), tác dụng của các sản phẩm probiotic đến tăng trưởng, nếu có, quá thấp để thấy được sự khác biệt. Trên thực tế, lấy mẫu hàng tuần cho thấy tôm tăng trưởng rất giống nhau trong ba nhóm. Tuy nhiên, trọng lượng cơ thể trung bình cuối cùng của tôm tăng nhẹ trong nhóm Bactocell. Tuy nhiên, tổng sinh khối cuối cùng trong nhóm Bactocell và Levucell SB cải thiện đáng kể, chắc chắn do tỷ lệ sống sót tăng lên.

Tác động kinh tế

Thiết kế của thí nghiệm (khay ăn) cho phép theo dõi lượng thức ăn của tôm, từ đó đánh giá tỷ lệ chuyển hóa thức ăn - FCR - (kg sinh khối sản xuất / kg thức ăn tiêu thụ), một chỉ số kinh tế quan trọng. FCR ở cả hai nhóm sử dụng probiotics đều được cải thiện đáng kể. Hiệu quả của 2 phương pháp probiotics này đối với chi phí sản xuất cũng được so sánh so với nhóm đối chứng (Bảng 2) : hai phương pháp này dẫn đến giảm đáng kể, trung bình khoảng 12% chi phí thức ăn, khẳng định giá trị kinh tế của chế phẩm sinh học trong điều kiện nuôi tối ưu. Nếu chúng ta xem xét việc cải thiện ở mức độ trang trại, dựa trên hiệu suất đạt được của trang trại trong một chu kỳ trong 2011 (110 tấn tôm sản xuất), việc sử dụng hai chế phẩm sinh học sẽ giúp giảm chi phí sản xuất tối thiểu 155.000 peso cho nông dân đối với sản lượng tương tự. Vì thức ăn chiếm hơn 50% chi phí sản xuất; giảm chi phí sản xuất là một trong những vấn đề chính hiện nay, ngay sau dịch, những kết quả này là rất quan trọng cho nông dân đối với các nhà sản xuất tôm.

Bảng 2 Lượng tăng sinh khối và chi phí sản xuất (chi phí cho ăn) trong 3 nhóm thí nghiệm

Lượng tăng sinh khối Chi phí sản xuất/kg (chi phí thức ăn) Giảm chi phí sản xuất
Nhóm đối chứng 2149 ±144 19.4 ± 0.7
Nhóm Bactocell 2454 ± 230 17.2 ± 1.6* -11.4%
Nhóm Levucell 2405 ± 195 17.9 ± 1.3* -12.8%

 

Cuối cùng, mặc dù thật khó để tìm ra một sự khác biệt đáng kể giữa hai phương pháp probiotics này, Levucell SB không tỏ rõ được hiệu quả của nó đến tỷ lệ sống sót của tôm như Bactocell, nhưng tác dụng của probiotic này lên FCR lại lớn hơn, từ đó đưa ra khả năng tác động thêm đến hiệu quả cho ăn. Phát hiện này đang được tiếp tục nghiên cứu ở mức độ phòng thí nghiệm kể từ khi một nghiên cứu trước đó trong bể nuôi sạch đã chỉ ra rằng Levucell SB có khả năng cải thiện đáng kể quá trình chuyển đổi thức ăn và sự tăng trưởng của tôm.

Kết quả, thử nghiệm này chỉ ra rằng cả Bactocell và Levucell SB đều tỏ ra là những công cụ hữu hiệu để tối ưu hóa khả năng sinh trưởng của tôm và lợi nhuận sau khi chi phí trong điều kiện nuôi tôm tại Mexico.


Có thể bạn quan tâm

phat-trien-nghe-nuoi-ca-chem-giong-van-la-yeu-to-quan-trong Phát triển nghề nuôi cá… thanh-phan-hoa-hoc-nuoc-va-quan-ly-ao-nuoi-so-sanh-nuoc-lo-va-nuoc-bien Thành phần hóa học nước…