Tin nông nghiệp Lợi ích kiến vàng với cây trồng

Lợi ích kiến vàng với cây trồng

Tác giả Vũ Quế - CC TT-BVTV, ngày đăng 15/06/2018

Phương pháp áp dụng nuôi kiến vàng trên cây có múi của TS Nguyễn Thị Thu Cúc (Đại học Cần Thơ) đã thuyết phục được các nhà làm vườn tham ứng dụng. Tỉnh  Bình Phước đang bước đầu áp dụng theo chương trình nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật  của Viện khoa học Miền nam triển khai các lớp tập huấn sử dụng kiến vàng trên cây điều và sắp tới trên cây ca cao là chương trình ứng dụng khoa học kỹ thuật mới.

Loài kiến này có khả năng khống chế rất hiệu quả nhiều loại sâu hại như côn trùng thuộc nhóm bọ xít, các loại sâu ăn lá, sâu đục cành, sâu đục thân và các loại sâu đục vỏ trái….trên cây điều kiến vàng trị được bọ xít muỗi, bọ xít hại trái, bọ xít xanh, sâu cuốn lá, sâu ăn lá…..Và rất có hiệu quả trong việc diệt bọ xít muỗi trên cây ca cao.

Để nuôi kiến trong vườn thành công yếu tố kỹ thuật đóng vai trò quan trọng. Trước tiên cần phải hạn chế các loại thiên địch của kiến là các loài kiến khác và việc kiểm soát chúng cũng là mấu chốt trong giai đoạn đầu tiên khi thiết lập quần thể kiến.

Dựa vào đặc điểm loài kiến thường thích ngọt, tanh làm bả diệt kiến khác bằng cách xay thịt hoặc cá hay sữa đặc có đường trộn thuốc Regent (0.8g/lon sữa). Quét bả trên lá ca cao đặt khắp vườn chủ yếu là nơi có nhiền kiến tập trung, kiến ăn phải bả  khi về tổ sẽ lây dính vào các con khác đặc bịêt là kiến chúa. Sau đó một tuần thu tất cả các bả kiến và tiêu hủy để chuẩn bị đưa kiến vàng thả vào. Đàn kiến được chọn đưa vào thường là kiến cùng đàn ta đã theo dõi từ trước. Một đàn kiến trung bình có khoảng trên 15 tổ tùy vào diện tích vườn ta để thả nhiều hoặc ít đàn kiến cho phù hợp, sau khi thả kiến cần nối dây bắt từ cây này sang cây kia để thuận lợi cho kiến đi lại. Có nhiều nơi việc nuôi thả kiến không thành công kiến thường bỏ đi do nhiều lý do như thiên địch nhiều, nguồn thức ăn ít vì vậy trước khi nuôi thả cần hạn chế thiên địch và nuôi rệp sáp trước khi thả kiến. Do đặc điển Rệp sản sinh ra chất ngọt là món ăn mà đàn kiến rất thích nên rệp là dấu hiệu cho việc tìm kiến vàng và ỏ đâu có kiến vàng thường ở đó có rệp. Thông thường rệp có hại đối với cây nhưng khi cộng sinh với kiến sự phát triển dân số lại bị giới hạn để đạt đến ngưỡng hại quản lý được, rất ít trường hợp rệp phát sinh thành dịch.

Kiến vàng hoạt động và nhân đàn mạnh vào đầu mùa mưa khi lộc non ra rộ hấp dẫn các loại côn trùng khác như bọ xít muỗi, sâu đục ngọn… phát sinh, phát triển mạnh. Nguồn thức ăn dồi rào là môi trường thuận lợi cho kiến phát sinh, phát triển nên lúc này lượng kiến chúa trong tổ cao là dấu hiệu tốt cho việc nhân đàn rộng.

Vào mùa khô thức ăn lúc này thường khan hiếm nên sự phát triển của đàn kiến cũng bị hạn chế thể hiện rõ nhất ở tỉ lệ kiến chúa trong tổ rất ít, khó khăn cho việc nhân đàn.

Việc thiết lập các hàng rào bao quanh vườn gồn các thực vật thu hút như Bình bát, mãng cầu xiêm, xoài cam, quýt và các loại cây bụi…. không chỉ giải quyết vấn để nguồn thức ăn cho mùa khô mà còn giải quyết được bài toán khi thu hoạch. Ví dụ như lúc thu hoạch điều rung cây, hái trái ảnh hưởng rất lớn cho đàn kiến, nên việc di dời đàn kiến tạm thời là rất cần thiết.

Kiến vàng ít di chuyển trên mặt đất, thông thường chúng ta bắt gặp chúng trên mặt đất chủ yếu vào mùa khô lúc này hiến thức ăn. Kiến chủ yếu săn mồi trên cây và di chuyển cành này sang cành khác.

Kiến khá mẫn cảm với các loại thuốc hóa học, do vây việc sử dụng thuốc trong vườn có thả kiến cần cân nhắc khi thực hiện. Nếu cần phải phun thuốc ta nên phun thuốc vào sáng sớm hay chiều mát khi kiến đã vào trong tổ, không nên phun thuốc liên tục nhiền ngày và phun trực tiếp lên tổ hoặc nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học.

Qua kết quả thực tế trên cây có múi Đối với vườn quýt đường, quýt hồng, cam mật, cam dây... nếu thiếu kiến vàng thường hay bị bọ xít chích hút làm rụng trái non, hoặc rệp sáp đeo bám trái làm cho trái đèo đẹt, chậm lớn, rầy mềm đeo bám đọt non làm cho đọt bị quằn quèo hình xoắn ốc không phát triển. Riêng kiến hôi là đối thủ chính của kiến vàng thường làm tổ trong các lá quằn quèo đeo bám vào trái tiết ra độc tố làm cho các trái họ cam quýt bị sượng, chai cứng, vỏ dầy, có màu đen, da sần sùi, xấu xí, ruột khô nước. Đến khi thu hoạch, trái luôn có vỏ dầy, cứng, khó lột, trong ruột có cùi to, khô nước, các múi dính vào nhau, không gỡ rời được khi ăn, riêng sâu vẽ bùa thường tấn công trên các cây có múi ở giai đoạn lá còn non, ăn lớp biểu bì mặt trên lá, làm cho cây chậm phát triển, song nếu có kiến vàng chúng sẽ góp phần làm xáo trộn quần thể sâu vẽ bùa (theo NNVN ngày 24/12/2003).

Từ những thực tế đã đạt được ở trên việc áp dụng kiến vàng rất thực tế cần được triển khai hướng dẫn kỹ thuật rộng rãi trên địa bàn toàn tỉnh  nhằm giảm thiệt hại do bọ xít muỗi, sâu đục thân, sâu đục cành… gây hại trên các loại cây trồng chủ lực của tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

con-trung-3-hop-chat-lanh-manh-lam-thuc-an-chan-nuoi Côn trùng: 3 hợp chất… trong-dua-vang-thom-cho-lai-hon-400-trieu-dong-ha Trồng dưa vàng thơm cho…