Lợi ích và hiệu quả của 1 phải, 5 giảm
Một trong những địa phương tích cực triển khai ứng dụng “1 phải, 5 giảm” là xã Đông Bình, huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ.
Theo nhiều ND canh tác lúa ở đây, nhiều năm qua họ đã biết đến kỹ thuật “1 phải, 5 giảm”.
Đến vụ hè thu năm 2015 thì mô hình đã được triển khai rộng rãi cho 50 hộ dân với diện tích 61ha.
Anh Dương Văn Tú (ấp Đông Giang, xã Đông Bình) nói: “Khi nhận thấy nhiều người áp dụng kỹ thuật “1 phải, 5 giảm” rất hiệu quả, tôi đã làm theo.
Bắt tay vào làm tôi được bên khuyến nông tập huấn rất kỹ.
Hiện gia đình tôi có 3ha đất sản xuất lúa, trước đây mỗi vụ trung bình tiêu tốn chi phí sản xuất khoảng 1,8 triệu đồng/công nhưng khi áp dụng kỹ thuật mới chi phí giảm chỉ còn khoảng 1,2 triệu đồng/công.
Tất cả là nhờ việc giảm phân, thuốc và giống, tính ra lợi nhuận mỗi ha đạt khoảng 20 triệu đồng/vụ”.
Ông Nguyễn Minh Hoàng – Phó Chủ tịch Hội ND xã Đông Bình cho biết: “Áp dụng biện pháp “1 phải, 5 giảm” vào sản xuất lúa đã mang lại nhiều lợi ích cho bà con ND của xã.
Việc sử dụng giống xác nhận và giảm lượng giống, phân, thuốc BVTV giúp tiết kiệm khá nhiều chi phí.
Nếu theo cách sản xuất thông thường phải tốn đến 500kg phân/ha, tốn khoảng 2,5 triệu đồng, cộng với tiền thuốc BVTV gần 3 triệu đồng; còn sản xuất áp dụng kỹ thuật mới thì có thể giảm khoảng 20% phân bón và 60% thuốc BVTV, qua đó cũng giúp bảo vệ môi trường trong nông nghiệp”.
Cũng theo ông Hoàng, hiện tại xã có một cánh đồng mẫu lớn có diện tích 1.455ha với 976 hộ tham gia.
Trong số đó có khoảng 90% hộ ND áp dụng kỹ thuật “1 phải, 5 giảm” vào sản xuất.
Sau khi dự án kết thúc, đa số bà con đều nhận thấy hiệu quả thiết thực mà phương pháp sản xuất này mang lại và duy trì sản xuất với kỹ thuật đã được học.
Theo bà Dương Thị Anh Thùy – Phó Trưởng trạm Khuyến nông huyện Thới Lai: “Khi hướng dẫn cho ND áp dụng kỹ thuật “1 phải, 5 giảm” vào sản xuất, chúng tôi đã có những lớp tập huấn để triển khai sâu rộng đến người dân”.
Ông Nguyễn Đức Thanh Bình – Trưởng phòng Kỹ thuật và thông tin quảng bá, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư TP.Cần Thơ cho rằng: “Việc áp dụng kỹ thuật trên thật sự không khó, điều quan trọng là phải làm cho bà con ND thấy được hiệu quả để họ áp dụng.
Các giai đoạn canh tác áp dụng giảm phân đạm, thuốc BVTV, nước đều góp phần lớn để giảm chi phí sản xuất cho bà con; ngoài ra còn giảm phát khí thải vào môi trường”.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ