Trồng lúa Lưu ý bệnh đạo ôn hại lúa thời điểm sau tết

Lưu ý bệnh đạo ôn hại lúa thời điểm sau tết

Tác giả Hoàng Vũ - Thanh Tuyền, ngày đăng 03/03/2021

Bệnh đạo ôn là loại bệnh với tác nhân gây hại là nấm, gây hại ở 5 bộ phận trên cây lúa, thích hợp phát triển và lây lan khi thời tiết se lạnh.

Giai đoạn đòng – trỗ của vụ đông xuân là thời kỳ rất dễ nhiễm đạo ôn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tại ĐBSCL, không khí những ngày gần đây có xu hướng se lạnh và phần lớn diện tích lúa trong vùng đang bước vào thời kỳ đòng – trỗ nên bà con cần hết sức lưu ý đến dịch hại, đặc biệt là đạo ôn.

Đạo ôn là loại bệnh với tác nhân gây hại là nấm, tên khoa học là Pyricularia Oryzae, nấm gây hại ở 5 bộ phận trên cây lúa, thích hợp phát triển và lây lan khi thời tiết se lạnh, ẩm độ cao, kết hợp đêm có sương mù nhiều. Bào tử của nấm rất nhỏ nên dễ phát tán và bay cao.

Bào tử xâm nhập vào cây bằng cách mọc thành đĩa áp, chọc thủng vách tế bào lá lúa, ngoài ra bào tử còn tiết ra độc tố để gây độc cho cây. Ký chủ chính của bệnh đạo ôn là cây lúa, nhưng bệnh vẫn có thể lưu tồn và tấn công một số ký chủ phụ mọc quanh ruộng như: cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ chỉ, lúa chét...

Thông thường, ở thời điểm tháng giêng và tháng 2 bênh thường được các nhà khoa học nhắc nhở là cần thận trọng, vì đây là giai đoạn phần lớn diện tích bước vào thời kỳ cực trọng mà lại vô cũng nhạy cảm với bệnh hại này. Khi đạo ôn tấn công, chúng ta thường thấy ở 2 dạng là đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông.

Bệnh tấn công trên lá sẽ bắt đầu biểu hiện thành những chấm nhỏ màu xanh xám nhạt, rồi lớn dần có hình thoi, nhọn ở 2 đầu với phần giữa rộng và có màu xám tro, xung quanh nâu đậm, phần tiếp giáp với mô khỏe có màu nâu nhạt.

Khi bệnh nặng trên lá, lúa có thể bị cháy rụi hoàn toàn và không có khả năng hồi phục. Với cổ bông, vết bệnh ban đầu là một chấm nhỏ màu đen tại đoạn cổ giáp với tai lá và lớn dần về sau làm cổ bông khô héo hoặc gãy, gây tắc nghẽn việc vận chuyển chất dinh dưỡng từ cây lúa lên nuôi bông, nuôi hạt, dẫn đến hạt lúa bị lem lép, ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ, đồng thời sẽ thất thu nặng nề nếu tấn công sớm trên diện rộng.

Dù đạo ôn ở dạng nào đi nữa thì cũng mang tính nguy hiểm do tốc độ lây lan nhanh, nhưng bệnh đạo ôn cổ bông là phải phòng trừ không thể trị, vì khi vết bệnh xuất hiện không có cách nào cứu chữa do cổ bông đã hư hại.

Yếu tố thời tiết là vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát của bà con trong quản lý đạo ôn nhưng yếu tố canh tác bà con hoàn toàn có thể quản lý tốt và điều này cũng góp phần rất lớn trong hạn chế sự tấn công cũng như gây hại của dịch hại này.

Trước tiên là khâu chọn giống và cách gieo sạ, nên sử dụng giống sạch bệnh, đồng thời không sạ dày. Bà con cũng cần quản lý nước phù hợp, tránh để ruộng bị khô, tránh để cây lúa thiếu nước vì như vậy sẽ khiến cây còi cọc, hấp thu dinh dưỡng kém và không đủ sức để chống chọi với bệnh hại.

Thứ hai là quan sát đồng ruộng để bổ sung dinh dưỡng phù hợp, cân đối hàm lượng đạm lân kali (hạn chế tối đa việc thừa đạm). Thứ ba là thăm đồng thường xuyên, nếu thấy chớm xuất hiện đạo ôn lá bằng vết chấm kim phun thuốc ngay để làm khô vết bệnh, song song đó theo dõi tiến trình phát triển của cây lúa, đến khi lúa trổ lẹt xẹt và trổ đều tiến hành phun ngừa đạo ôn cổ bông.

Bà con nông dân có thể sử dụng Tri 75WG và Triosuper 70WP của Tân Thành để quản lý đạo ôn trên lúa. Với tính nội hấp mạnh và hoạt chất chuyên dụng, Tri 75WG và Triosuper 70WP sẽ giúp nhà nông xóa bỏ nỗi lo về đạo ôn hại lúa.


Có thể bạn quan tâm

ky-thuat-canh-tac-lua-st24-tren-vung-dat-tay-nguyen Kỹ thuật canh tác lúa… ray-nau-tac-hai-va-bien-phap-phong-tri Rầy nâu, tác hại và…