Trồng lúa Một số biện pháp khắc phục lúa, rau màu sau mưa lớn

Một số biện pháp khắc phục lúa, rau màu sau mưa lớn

Tác giả KS. Trần Thị Doanh, ngày đăng 31/05/2022

Do vậy, bà con cần chú ý một số biện pháp sau: Các địa phương cần huy động mọi nguồn lực, khẩn trương tháo nước nhanh, khơi thông dòng chảy, không để lúa và hoa màu bị ngập lâu trong nước.

+ Đối với cây lúa:

- Những diện tích lúa bị đổ cần tiến hành dựng cây, buộc túm theo chiều nghiêng của cây lúa, tuyệt đối không dựng ngược lại phía sau, sẽ làm gẫy gốc lúa.

- Trong điều kiện thời tiết có mưa, trời âm u, ẩm độ không khí cao, cần tranh thủ khi tạnh ráo phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông và chống đen lép hạt cho lúa. Đặc biệt trên các chân ruộng trũng hẩu, ruộng cấy một số giống lúa mẫn cảm, dễ nhiễm bệnh như: BC15, TBR225, Đài thơm 8, Nếp…, nhất thiết phải phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông 2 lần (lần 1 khi lúa thấp tho trỗ, lần 2 khi lúa trỗ thoát hoàn toàn).

- Thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, kiểm tra đồng ruộng để phát hiện các đối tượng sâu bệnh hại (như bệnh bạc lá, đạo ôn cổ bông, rầy, …) để có biện pháp phun trừ kịp thời.

+ Đối với cây rau màu

- Những diện tích cây rau màu đã trồng ra ruộng

Tháo cạn nước trong ruộng càng sớm càng tốt. Khi nước rút cần xới xáo nhẹ mặt luống và vun gốc.

Kích thích bộ rễ, bộ lá phát triển bằng cách tưới lân Supe hòa loãng đồng thời phun các chế phẩm sinh học như: KH, PennacP, Siêu lân.... Kết hợp phun thuốc phòng trừ bệnh như: Validacin, Anvil, Rhidomin… nhằm hạn chế một số bệnh hại như bệnh lở cổ rễ, héo xanh... và kích thích bộ rễ phát triển.

Tiến hành dọn sạch cỏ dại, cắt tỉa các thân cành bị dập, gãy sau mưa tạo điều kiện cho ruộng thông thoáng, hạn chế nấm bệnh.

Lưu ý: Nên làm khum vòm che bằng lưới đen hoặc nilon cho rau khi trời mưa để thân lá không bị dập nát. Khi trời tạnh ráo thì mở ra và tiến hành chăm sóc như bình thường.

Với cây con đang giai đoạn trong bầu:

Cần dùng nilon trắng che mưa cho bầu. Dùng lân pha loãng để tưới cho cây con giúp bộ rễ phát triển khỏe. Sau mưa cần chú ý phun phòng bị bệnh lở cổ rễ cho cây bằng thuốc Validacin.

Sau đó tốt nhất cứ 4 - 5 ngày tưới hoặc phun 1 lần bằng thuốc validacin (dạng nước của nhật). Trước khi trồng ra ruộng 1 -2 ngày nên phun thuốc trừ sâu kết hợp với thuốc Validacin.


Có thể bạn quan tâm

cach-phong-tru-muoi-hanh-gay-hai Cách phòng trừ muỗi hành…