Tôm thẻ chân trắng Một số biện pháp phòng chống rét cho thủy sản - Phần 2

Một số biện pháp phòng chống rét cho thủy sản - Phần 2

Tác giả Báo Nghệ An, ngày đăng 02/04/2016

2. Chăm sóc, quản lý tôm cá trong mùa rét:

    a. Chế độ cho ăn:

– Thức ăn: Tuỳ vào giai đoạn sinh trưởng của đối tượng nuôi mà dùng thức ăn phù hợp.

Độ đạm tối thiểu >30%.

Bổ sung vitamin C vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho tôm cá với lượng dùng từ 3-5g/kg thức ăn.

Tốt nhất là cho ăn TACN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm cá.

– Khẩu phần ăn: Khi nhiệt độ nước >20 độ: 3% trọng lượng cá (TLC)/2ngày;

Khi nhiệt độ từ 15-20 độ: 2%TLC/02ngày;

Khi nhiệt độ <15 độ: dừng cho ăn.

Vì thế cá lồng nhanh lớn, thịt dai, ngon.

Sau 7 tháng nuôi cá leo nặng 3 – 4 kg, cá bọp, trắm, chạch, lệch… nặng trên 2 kg/con.

    b. Quản lý:

    – Quản lý môi trường:

   * Quản lý về nhiệt độ nước: Đảm bảo nhiệt độ nước ao >20 độ;

+ Đảm bảo mực nước >1,5m;

+ Che kín ao bằng bạt nilon, lá dừa… để tránh gió lùa đưa không khí lạnh làm nhiệt độ nước giảm thấp.

Khi trời rét đậm dùng tre làm giàn trên mặt ao, hồ che phủ kín bằng bạt nilon để tăng khả năng giữ nhiệt độ.

Mặt ao thả bèo tây, khoảng 2/3 diện tích ao hoặc trồng chuối theo hàng về phía bắc để chắn gió;

+ Với tôm, cá: Dùng sọt rơm, trà làm nơi trú ẩn.

Tạo một góc ao sâu về phía Bắc, dùng các sọt đan bằng tre lấy rơm rạ dùng nước vôi phun vào sát trùng, phơi thật khô ấn đầy vào sọt, cắm cọc đơm sọt xuống đáy ao.

Lúc trời rét cá, lươn… chui vào sọt tránh rét;

Có thể đào hầm cạnh ao làm nơi trú ẩn cho tôm cá;

+ Với ếch: Làm hang cho ếch trú ẩn, hang làm bằng đất hoặc bằng các ống nhựa, ống tre, có một đầu rỗng, các ống này dài 0.5 – 0.6m, đường kính 0.15 -0.16m, bó thành từng bó 5 – 6 cái cho ếch chui vào trú, ống đặt ở góc hoặc thành bờ ao, trên ống dùng rơm rạ phủ để chắn gió cho ếch.

Nếu nuôi trong bể xi măng dùng bạt hoặc túi nilon phủ kín mặt bể tránh rét cho ếch;

+ Gây màu nước cho ao: dùng phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học gây màu nước nhằm hấp thụ tối đa nhiệt lượng mặt trời;

+ Dùng các biện pháp nâng nhiệt chủ động: hệ thống nâng nhiệt dùng than, điện hoặc năng lượng mặt trời;

* Quản lý các yếu tố môi trường: theo dõi chặt chẽ các yếu tố môi trường, đảm bảo các yếu tố môi trường phù hợp với sự tồn tại và phát triển của các đối tượng nuôi.

– Quản lý sức khoẻ các đối tượng nuôi:

+ Tăng sức đề kháng cho các đối tượng nuôi thông qua cho ăn bổ sung thêm Vitamin C, B complex;

+ Phòng bệnh cho cá định kỳ 01tháng/lần bằng các loại thuốc phòng theo hướng dẫn cụ thể trên bao bì;

+ Định kỳ dùng vôi hoà nước té cho ao, liều lượng dùng là 5-7kg/sào/tháng;

+ Thả thêm một số đối tượng sống đáy, có khả năng chịu rét như cá chép để khuấy động đáy ao, tránh hiện tượng các nằm đáy ao mà chết;

+ Khi nước ao bị ô nhiễm, sử dụng các loại chế phẩm sinh học làm sạch nước cho ao nuôi;

+ Trong suốt thời gian trú đông, tuyệt đối không được dùng lưới, các loại phương tiện đánh bắt cá, tránh cá bị xây xát dẫn đến bị nhiễm bệnh và chết.

Khi nhiệt độ xuống dưới 20 độ, cần có các biện pháp chống rét kịp thời cho đàn tôm cá:

Hiện nay trên lòng hồ Hủa Na có 13 điểm nuôi cá lồng, với gần 30 lồng cá, mỗi lồng cá nuôi từ 250 – 300 con cá các loại. Như vậy, tết này Đồng Văn cung cấp cho thị trường hàng chục tấn cá sạch cho thị trường.


Có thể bạn quan tâm

mot-so-bien-phap-phong-chong-ret-cho-thuy-san-phan-3-phan-cuoi Một số biện pháp phòng… mot-so-bien-phap-phong-chong-ret-cho-thuy-san-phan-1 Một số biện pháp phòng…