Tôm thẻ chân trắng Một số giải pháp phòng ngừa bệnh đốm trắng do vi rus (White Spot Syndrome Virus ) gây ra trên tôm

Một số giải pháp phòng ngừa bệnh đốm trắng do vi rus (White Spot Syndrome Virus ) gây ra trên tôm

Ngày đăng 03/06/2015

Tại tỉnh ta, ngay từ trước vụ nuôi UBND tỉnh đã ban hành Công điện số 09/CĐ-UBND ngày 29/3/2011 về tăng cường phòng chống dịch bệnh tôm; Ngành chuyên môn đã ban hành các hướng dẫn; tập huấn chuyên môn; kiểm dịch, kiểm tra, thanh tra điều kiện vệ sinh thú y các cơ sở kinh doanh ương dưỡng giống, các cơ sở nuôi tôm tập trung; cử cán bộ tăng cường bám sát địa bàn.

So với cùng kỳ năm ngoái thì diện tích nuôi tôm bị bệnh thấp hơn rất nhiều: Hiện nay, bệnh đốm trắng do virus WSSV đã xảy ra trên 6,8 ha tại 04 vùng nuôi tôm của 4 xã thuộc huyện Kỳ anh và Nghi Xuân.

Tuy vậy, thời điểm hiện nay thời tiết diễn biến hết sức bất lợi: nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn, xen lẫn giữa những đợt nắng nóng là những cơn gió mùa, kèm theo mưa lớn, nhiệt độ hạ thấp đột ngột. Trong khi hình thức nuôi tôm chủ yếu nhỏ lẻ rất khó khăn cho việc kiểm soát mầm bệnh từ nguồn nước cấp vào ao nuôi, từ các giáp xác trung gian; cơ sở hạ tầng, thiết bị không đáp ứng cho nuôi tôm (Hầu hết các cơ sở nuôi không có ao chưa lắng, hệ thống cống, kênh cấp thoát nước chung nhau, không có máy quạt nước...); Tính chủ quan, tùy tiện trong ứng dụng các biện pháp kỷ thuật nuôi (mua giống giá rẻ không rõ nguồn gốc xuất xứ, không qua kiểm dịch; mức nước ao nuôi quá thấp so với yêu cầu, không thực hiện kiểm soát các yếu tố môi trường và lượng thức ăn trong quá trình nuôi, quản lý ô nhiễm ở đáy ao), do vậy nguy cơ dịch bệnh phát sinh và lây lan là rất cao.

Các giải pháp tác động về chuyên môn hiện nay là khoanh vùng, xử lý dịch bệnh tại các vùng nuôi khi dịch bệnh đang ở diện hẹp, không để lây lan sang các vùng nuôi khác; Đồng thời triển khai các biện pháp phòng ngừa cho các ao, vùng nuôi chưa có biểu hiện bệnh..

1.Đối với các ao, vùng nuôi đã bị bệnh:

- Khoanh vùng, đống cống, không thải nước ra ngoài môi trường.

- Vớt tôm chết ra khỏi ao và chôn đúng chỗ quy định.

- Sử dụng chlorine tiêu diệt tác nhân gây bệnh và khử trùng vùng nuôi.

Nếu tôm đã lớn đạt kích cỡ thương phẩm:  Khẩn trương thu hoạch tôm ngay trong ao, không được tháo nước trong ao ra ngoài môi trường. Tôm thu hoạch phải đựng trong thùng kín không để nước rơi vãi ra ngoài; Phương tiện chuyên dùng vận chuyển tôm phải kín, không gây rò rỉ nước hoặc rơi vãi tôm ra ngoài môi trường và phải được vệ sinh khử trùng trước và sau khi ra vào vùng dịch. Tôm mắc bệnh chỉ được sử dụng làm thực phẩm, phải được sơ chế, xử lý bằng nhiệt. Sau đó sử dụng chlorine tiêu diệt tác nhân gây bệnh và khử trùng vùng nuôi hoặc có thể sử dụng các loại hóa chất được phép sử dụng khác như formol, Vicato..

2. Đối với các vùng, ao nuôi nuôi chưa bị bệnh:

- Thực hiện theo dõi và quản lý các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, độ kiềm, màu nước, độ mặn, NH3, ô nhiễm nền đáy ao. Trong thời điểm này lưu ý phải giữ mức nước ao nuôi càng sâu càng tốt (tối thiểu 1,2 m) để ổn định nhiệt độ; bón vôi xung quanh bờ ao trước khi trời chuyển mưa, sau khi mưa bón dung dịch nước vôi vào ao để tăng pH, tăng cường vận hành máy quạt nước. Trong quá trình nuôi định kỳ 10 - 15 ngày bón Dolomite để ốn định pH nước ao.

Đối với các ao nuôi thâm canh (đầy đủ trang thiết bị như máy quạt nước, máy bơm; có ao chưa nước cấp...)  để kiểm soát ô nhiễm đáy ao và phòng ngừa bệnh, có thể tham khảo phương pháp xử lý trong quá trình nuôi: Từ ngày thứ 30 sau khi thả tôm giống cho đến 10 ngày trước khi thu hoạch; định kỳ 15 ngày 1 lần, mỗi lần xử lý thực hiện như sau:

+ Ngày đầu: dùng Formalin (10 lít/1000m3) hoặc Iodine (1-2 lít/1000m3) hòa loãng và tạt đều khắp ao vào buổi sáng.

+ Ngày thứ hai: bón men vi sinh để thúc đẩy sự phân giải chất hữu cơ nền đáy

+ Ngày thứ ba: bón Zeolite (20kg/1000m2) để hấp thụ sản phẩm phân giải và ổn định pH nước ao.

- Duy trì sức khỏe của đàn tôm nuôi bằng chế độ cho ăn và chăm sóc hợp lý; chú ý bổ sung khoáng chất,và các loại vitamin cần thiết; Đặc biệt hàng tháng cho tôm ăn Vitamin C từ 1 - 2 đợt với liều 2 - 3 g/1kg thức ăn, mỗi đợt cho tôm ăn.

- Tiêu diệt  và ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh vào ao như: Bắt và diệt hết các loài giáp xác tự nhiên có trong ao, vây lưới xung quanh bờ ao ngăn chặn cua, còng bò vào ao; Nước phải được lắng lọc và khử trùng nước trước khi cấp vào ao

Lưu ý: Các vùng, ao nuôi cạnh kề các ao nuôi tôm đã bị bệnh hoặc xung quanh đã có tôm rảo, cua còng chết thì khẩn trương thu mẫu tôm nuôi xét nghiệm mầm bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.

Thực hiện được các giải pháp nêu trên thì mức độ rủi ro do dịch bệnh sẽ được giảm thiểu.Tuy vậyể các giải pháp chuyên môn được triển khai kịp thời và đồng bộ, góp phần thành công cho công tác phòng chống dịch bệnh tôm thì cần có sự quan tâm, quyết liệt của chính quyền các cấp và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Tags: benh dom trang, nuoi tom, nuoi trong thuy san


Có thể bạn quan tâm

phong-ngua-va-xu-ly-rong-day-trong-ao-nuoi-tom-su Phòng Ngừa Và Xử Lý… hieu-qua-tu-mo-hinh-to-hop-tac-nuoi-trong-thuy-san Hiệu quả từ mô hình…