Tôm thẻ chân trắng Một số thông tin cho người nuôi cua

Một số thông tin cho người nuôi cua

Ngày đăng 13/07/2015

Ngoại trừ loài S serrata là loài chiếm ưu thế ở vùng đại dương, nơi có độ mặn trên 34 ppt, các loài còn lại phân bố ở các vùng biển có độ mặn dưới 33 ppt, chúng có thể thích nghi với sinh thái vùng cửa sông, nơi có độ mặn giảm theo mùa. Loài S. paramamosain cũng đã cho thấy sự thích nghi cao ở các vùng cửa sông, sinh khối của chúng không đổi cho dù nồng độ muối giảm và ngay cả khi nước ngọt chiếm phần lớn thời gian trong năm. Điều này cho thấy, trong điều kiện tự nhiên loài S. paramamosain - loài chủ yếu ở Việt Nam có khả năng thích ứng với giới hạn rộng về độ mặn (Vay, 2001).

Agbayani (2001), đã phân tích, so sánh hiệu quả của 4 hình thức nuôi cua ở Philipine: nuôi đơn, nuôi kết hợp với cá măng, nuôi trong rừng đước và nuôi thúc (vỗ béo, nuôi cua ốp thành cua chắc). Trong đó, sản lượng thu được và lợi nhuận hàng năm cao nhất ở hình thức nuôi đơn. Chi phí nuôi cao nhất ở hình thức nuôi trong rừng đước do hệ số chuyển đổi thức ăn của cua trong hệ thống nuôi này cao hơn: 3,5 / 1, trong khi tỉ lệ này chỉ  3 / 1 trong hệ thống nuôi kết hợp với cá măng và 1,78 / 1 trong hệ thống nuôi đơn. Giá thành sản xuất thấp nhất trong hệ thống nuôi đơn và cao nhất trong hệ thống nuôi kết hợpvới cá măng

Ở nước ta, nghề nuôi cua biển hiện nay được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau như nuôi cua con thành cua thịt trong các đầm quảng canh, trong mô tôm rừng hay nuôi trong đăng quầng ở các bãi triều; nuôi cua gạch trong ao và lồng; nuôi cua lột và nuôi cua ốp thành cua chắc trong ao (Trần Ngọc Hải, ctv., 2006).

Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II đã thử nghiệm nuôi cua trong hệ sinh thái rừng ngập mặn, sử dụng nguồn cua giống sinh sản nhân tạo. Tổng thời gian ương nuôi: 6 tháng, tỉ lệ sống đạt được: 29 – 68%, trọng lượng trung bình cua thương phẩm: 210 – 280 g/con, năng suất đạt từ 500 – 1.311 kg/ha/vụ (Thành, ctv., 2005).

Theo Võ Ngọc Út (2006): khả năng phát triển của cua tự nhiên và nhân tạo giảm đi đáng kể ở độ mặn 5 o/oo, với tốc độ tăng trưởng thấp, thời gian giữa 2 lần lột xác dài hơn và tỉ lệ sống thấp hơn. Ngược lại, ở độ mặn 15-25 o/oo, cua phát triển tốt hơn. Do tốc độ tăng trưởng cao hơn và chu kỳ lột xác ngắn hơn nên khoảng độ mặn 15-25 o/oo có thể được xem là độ mặn tối ưu cho tăng trưởng của cua giống Scylla paramamosain.

Kết quả thí nghiệm của Trần Ngọc Hải (2006) cho thấy rằng, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ lột xác, tỷ lệ sống, tăng trưởng và năng suất của cua lột giữa các nghiệm thức với các loại thức ăn như cá tạp, thức ăn nhân tạo 25, 35 và 45% đạm. Kết quả này rất có ý nghĩa để có thể áp dụng vào thực tế sản xuất nhằm làm đơn giản hoá và chủ động trong kỹ thuật nuôi. Tuy nhiên, khi áp dụng vào qui mô sản xuất cần phải tính đến hiện quả kinh tế.

Cua biển là loài ăn tạp thiên về động vật, và trong thực tế nuôi cua biển, hầu hết đều không cho ăn khi nuôi quảng canh trong đầm hay cho ăn bằng cá tạp, rẹm, còng hay nhuyễn thể khi nuôi trong lồng và ao (Sivasubramaiam and Angell, 1992 ; Tuấn và Hải, 1997; Dat, 1999; Cann and Shelley, 1999; Say & Ikhwanuddin, 1999; Johnston and Keenan, 1999; Christensen et al., 2004). Tuy nhiên, cũng đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng các loài cua biển trong nhóm Scylla spp. vẫn có thể sử dụng tốt thức ăn chế biến mặc dù cho kết quả khác nhau tùy điều kiện.

Trino et al (2001) thử nghiệm về ảnh hưởng của các khẩu phần thức ăn khác nhau đến tăng trưởng, tỉ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn của cua cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả quan sát đối với 3 khẩu phần thức ăn bao gồm, có,  không có bồ sung vitamine, khoáng và cá tạp. Điều này rất có ý nghĩa trong việc chủ động thức ăn trong nuôi cua, có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau vì mục tiêu kinh tế. Đồng thời, tác giả cũng ghi nhận được: thức ăn nhân tạo có bổ sung vitamin và khoáng cho kết quả khác biệt không ý nghĩa so với thức ăn cá tạp về mặt tỷ lệ sống, năng suất và tính kinh tế.

ShynShin (1999) đánh giá ảnh hưởng của lippid trong thức ăn nhân tạo lên cua nuôi cho thấy rằng hàm lượng lipid tốt nhất khoảng 5.3-13.8%, giúp rút ngắn chu kỳ lột xác. Kết quả nghiên cứu của Hùng et al (2005) cũng cho kết quả tương tự. Catacutan (2002) cũng cho rằng, cua tăng trưởng tốt với thức ăn nhân tạo chứa 32-40% protein ngay khi lipid 6% hay 12%. Cholesterol cũng rất quan trọng trong quá trình lột xác của cua biển và tốt nhất nên trong khoảng 0.51% (Sheen, 2000).

Anderson et al. (2004) cho rằng cua biển có thể tăng trưởng tốt với thức ăn của tôm, tuy nhiên, không thể sử dụng lâu dài vì cua cần hàm lượng lipid cao hơn tôm, và cua biển cũng có thể tiêu hóa tốt các protein thực vật, carbohydrate và chất xơ, do đó, cần tìm nguồn nguyên liệu rẻ tiền để đảm bảo thức ăn giá rẻ cho cua.

Tags: thong tin ve cua, ky thuat nuoi cua, dac tinh cua cua, nuoi cua bien, cua dong, nuoi thuy san, hop nuoi cua


Có thể bạn quan tâm

dung-tinh-trau-tri-benh-cho-thuy-san Dùng tinh trầu trị bệnh… uu-the-cua-thuy-san-don-tinh-trong-nuoi-trong Ưu thế của thủy sản…