Một số vấn đề cần quan tâm khi vỗ béo bò
Tuy nhiên trong quá trình vỗ béo bò, người chăn nuôi chủ yếu dựa vào những kinh nghiệm mà chưa quan tâm nhiều đến các vấn đề về kỹ thuật và phương thức chăn nuôi dẫn đến hiệu quả chăn nuôi bò thịt chưa cao.
Vì vậy, để tăng tỷ lệ thịt, chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi bà con cần chú ý đến một số vấn đề trong quá trình nuôi vỗ béo bò trước khi giết thịt:
- Lựa chọn phương pháp nuôi:
Chăn nuôi hộ gia đình có nhiều cách vỗ béo khác nhau tùy thuộc vào điều kiện chăn nuôi mà bà con có thể lựa chọn một số phương pháp sau đây:
* Vỗ béo bằng chăn thả: Chăn thả bò trên bãi chăn 8 - 10 giờ mỗi ngày để tận dụng cỏ tươi mà không tốn công cắt, vận chuyển về chuồng.
Ban đêm bổ sung thêm thức ăn tinh và muối ăn.
Cách vỗ béo này áp dụng cho những nơi có bãi chăn thả rộng và năng suất cỏ tươi tương đối khá, đảm bảo cho bò mỗi ngày thu lượm được 20 - 25 kg cỏ tươi.
* Vỗ béo bằng hình thức bán chăn thả: Áp dụng cho những nơi ít bãi chăn như vùng đồng bằng, vùng ven đô, khu công nghiệp.
Bò chỉ tận dụng được một phần hoặc một nửa khẩu phần trên bãi chăn, phần còn lại phải bổ sung tại chuồng nuôi, trong đó phải lưu ý đến thức ăn tinh.
* Vỗ béo bằng phương thức chăn nuôi thâm canh: Áp dụng đối với những nơi không có đồng cỏ chăn thả nhưng lại có điều kiện để thâm canh đồng cỏ thu cắt với năng suất cao.
Cỏ được thu cắt và cho ăn tại chuồng kết hợp cùng với thức ăn tinh.
Đây là phương thức vỗ béo tại chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Chọn bò để vỗ béo:
Bò đưa vào nuôi vỗ béo có thể là bò trưởng thành (20 - 21 tháng tuổi), bò già, bò loại thải không còn dùng để sinh sản hoặc cày kéo, bò gầy do thiếu dinh dưỡng và nên chọn những con có bộ khung cơ thể càng lớn càng tốt.
Trước khi đưa bò vào nuôi vỗ béo cần tẩy giun sán, ký sinh trùng ngoài da, không chọn những con mắc các bệnh truyền nhiễm;
Những con bị bệnh về đường tiêu hóa cần được điều trị khỏi để cho bò để bò có thể sử dụng triệt để nguồn dinh dưỡng ăn vào trong giai đoạn vỗ béo.
- Nuôi dưỡng chăm sóc bò vỗ béo:
Thức ăn dùng vỗ béo bò bao gồm: thức ăn thô xanh, phụ phẩm, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung khoáng và vitamin...
Căn cứ vào nguồn thức ăn sẵn có để lựa chọn các nguyên liệu đảm bảo chất lượng cho phù hợp nhằm giảm giá thành đầu vào.
+ Thức ăn thô xanh: Bao gồm các loại cỏ trồng, cỏ tự nhiên, thức ăn ủ chua, phụ phẩm nông nghiệp, phụ phẩm công nghiệp (bã bia, bã rượu, rỉ mật, bã đậu, bã dứa, vỏ hoa quả).
Đặc biệt đối với nguồn rơm khô cần thực hiện theo phương pháp kiềm hóa rơm bằng urê để tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu.
+ Thức ăn tinh: Sử dụng các loại hạt ngũ cốc, họ Đậu, cám (cám gạo, cám mỳ...), các loại khô dầu để phối trộn thành thức ăn hỗn hợp.
Tuy nhiên, khi phối trộn phải đầy đủ số lượng, nguyên liệu phải đảm bảo chất lượng, không sử dụng thức ăn bị mốc, nhiễm độc tố...
Lúc đầu nên cho bò ăn nhiều thức ăn thô xanh, tập cho bò ăn ít thức ăn tinh để bò làm quen với khẩu phần năng lượng cao trong thời gian 5 – 10 ngày.
Công thức phối trộn thức ăn tinh cho bò thịt ( tính cho 100 kg thức ăn tinh hỗn hợp)
- Khẩu phần ăn bò vỗ béo (kg/con/ngày)
Lưu ý khi sử dụng thức ăn tinh: Cần chia nhỏ lượng thức ăn ra nhiều lần, không hòa nước cho bò uống khi trong thành phần thức ăn tinh có urê.
Khi cho bò ăn theo khẩu phần vỗ béo, chúng ta phải tập dần để bò quen với thức ăn mới.
Ngoài ra, nếu có điều kiện bà con nên bổ sung B-complex trộn vào cám cho bò ăn với liều lượng ghi trên bao bì.
Khi đó, con vật sẽ được bổ xung thêm vitamin, chúng ăn ngon miệng hơn và ăn được nhiều hơn.
- Thời gian nuôi vỗ béo:
Tùy thuộc vào tuổi, độ béo của bò trước khi vỗ béo và yêu cầu của thị trường về khối lượng bò, chất lượng thịt...
Thông thường thời gian vỗ béo kéo dài 60 - 90 ngày và yêu cầu tăng trọng bình quân từ 500 - 1000 g/ngày (tùy theo giống, loại bò đưa vào vỗ béo).
Nếu vỗ béo bò già, bò loại thải gầy yếu thì thời gian vỗ béo phù hợp chỉ cần trong khoảng 30 - 45 ngày.
- Vệ sinh thú y và phòng bệnh:
Thực hiện phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Chuồng trại phải đảm bảo đông ấm - hè mát, máng ăn, máng uống, môi trường xung quanh và cơ thể bò phải luôn được sạch sẽ.
Định kỳ tẩy uế chuồng trại, khu vực xung quanh chuồng nuôi, phát quang bờ bụi, khơi thông cống rãnh, thu gom xử lý chất thải.
Thức ăn nước uống phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn vệ sinh.
Thường xuyên kiểm tra theo dõi đàn bò khi có dấu hiệu biểu hiện không bình thường cần can thiệp ngay, định kỳ tẩy nội, ngoại ký sinh trùng cho bò, nhất là bò trước khi vỗ béo.
Đồng thời tiêm vacxin phòng bệnh đầy đủ các loại bệnh bắt buộc cho bò 2 lần / năm như: bệnh tụ huyết trùng trâu bò, lở mồm long móng, ...
Chuồng nuôi phải được làm vệ sinh hàng ngày và tiêu độc khử trùng định kỳ theo chế độ phòng bệnh của thú y.
Định kỳ dùng vôi bột, nước vôi ( tỷ lệ 10% ), dung dịch Iodin 5%, dung dịch Crezyl 3%, Benkocid tẩy uế chuồng trại.
Sau thời gian khoảng 2-3 tháng, khối lượng con vật đã tăng nhanh và phẩm chất thịt được cải thiện.
Kết thúc giai đoạn vỗ béo này, bà con cần bán thịt ngay để đảm bảo hiệu quả kinh tế mang lại cao nhất.
Như vậy có thể nói vỗ béo bò hiện nay đang là một nghề đang được nhiều người chăn nuôi áp dụng.
Phương thức này không những dễ thực hiện mà còn đem lại lợi ích kinh tế cao trong chăn nuôi bò thịt.
Tuy nhiên, khi vỗ béo bò người chăn nuôi cần chú ý đến các vẫn đề về kỹ thuật như:
Lựa chọn phương thức nuôi, chọn bò để vỗ béo, nuôi dưỡng chăm sóc, thời gian vỗ béo, công tác vệ sinh phòng bệnh nhằm đạt được mục tiêu sinh trưởng phát triển của bò trong quá trình vỗ béo và đem lại hiệu quả thu nhập cao.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ