Mô hình kinh tế Nâng cao hiệu quả công cụ phòng vệ thương mại

Nâng cao hiệu quả công cụ phòng vệ thương mại

Ngày đăng 22/10/2015

Đó là nhận định được rút ra từ báo cáo nghiên cứu “Sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại trong bối cảnh Việt Nam thực thi FTAs và Cộng đồng kinh tế ASEAN” vừa được công bố tại Hà Nội.

Theo đó, các biện pháp phòng vệ thương mại (chống phá giá, chống trợ cấp và biện pháp tự vệ) được xếp vào nhóm công cụ phi thuế quan trong rào cản thương mại.

Đến nay, dù có nhiều FTAs nhưng không một nước nào trên thế giới từ bỏ hoàn toàn các biện pháp phi thuế quan nhằm bảo hộ sản xuất trong nước hay hướng tới một số mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định.

Báo cáo cũng cho thấy mức độ thấp một cách đáng ngạc nhiên trong việc sử dụng công cụ PVTM của doanh nghiệp Việt Nam.

Theo đó, gần 10 năm qua, số lượng các vụ điều tra PVTM đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam chỉ có 4 vụ, trong đó có 2 vụ dẫn tới áp dụng biện pháp PVTM.

Ngược lại, số lượng các vụ điều tra PVTM đối với hàng hóa Việt Nam ở nước ngoài tính đến tháng 10/2015 là 94 vụ, trong đó dẫn tới áp dụng biện pháp PVTM là 46 vụ.

Về phía các doanh nghiệp Việt Nam, họ dường như đang bỏ quên công cụ PVTM.

Số liệu báo cáo cho thấy: 78,3% doanh nghiệp Việt Nam không biết hoặc có nghe nói nhưng không hiểu sâu về công cụ này; chỉ có 1,89% doanh nghiệp tìm hiểu tương đối nội dung này.

Đáng lo ngại, chưa đến 13% số doanh nghiệp cảm nhận được việc hàng hóa nước ngoài cạnh tranh không lành mạnh tại Việt Nam.

Theo các chuyên gia kinh tế, thực tế trên cho thấy bức tranh không mấy khả quan về nhận thức và năng lực của doanh nghiệp Việt Nam đối với công cụ PVTM.

Để sử dụng các biện pháp PVTM hiệu quả, cần sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng.

Đối với doanh nghiệp,  tăng cường thông tin qua các hiệp hội hoặc tới chính các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cũng cần đưa PVTM thành một loại chiến lược kinh doanh cũng như đào tạo nhân lực cho công tác này.

Các chuyên gia kinh tế cũng khuyến nghị: Nên có cơ chế công khai thông tin như mở rộng phạm vi thông tin xuất nhập khẩu mà doanh nghiệp được phép tiếp cận; hỗ trợ tiền tố tụng cho doanh nghiệp; hoàn thiện cơ sở pháp lý về PVTM ở Việt Nam.

Đã xuất hiện nhiều dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nước ngoài tại Việt Nam thông qua việc bán với giá thấp kỷ lục.


Có thể bạn quan tâm

phi-phu-phi-xuat-nhap-khau-giam-khong-dang-ke Phí, phụ phí xuất nhập… xuat-khau-che-tut-doc Xuất khẩu chè tụt dốc