Ngăn ngừa hiện tượng gà mổ lông đuôi
Hiện tượng này thường xuyên xảy ra trong quá trình chăn nuôi gà. Biểu hiện của bệnh rất đặc trưng và có thể nhận biết luôn bằng mắt thường. Gà đuổi đánh nhau hoặc mổ trụi lông đuôi của nhau.
Cắt mỏ để ngăn ngừa hiện tượng cắn mổ lông đuôi Ảnh: Checkenvet
1/ Nguyên nhân
Bản năng sinh tồn của gà: Chúng luôn muốn tranh chấp vị trí thứ bậc trong đàn. Cũng giống như con người, luôn muốn làm đàn anh, đàn chị để được nhiều “lợi ích” hơn. Ðây đã là bản năng của gà, nên hầu như người nuôi đàn nào cũng sẽ xảy ra hiện tượng cắn, mổ nhau.
Mật độ - nuôi gà quá đông: Là nguyên nhân khiến cho gà bị stress. Một thí nghiệm theo dõi trên 850 gà thịt nuôi 1 - 47 ngày tuổi với các mật độ 8, 12 và 14 gà/m2. Gà được nuôi bằng khẩu phần giống nhau ở từng giai đoạn khác nhau. Kết quả nghiên cứu đã thấy, gà nuôi với mật độ thấp (8 gà/m2) có tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn so với 2 mật độ kia. Ðàn có mật độ thấp cũng có tỷ lệ chết và cắn mổ nhau thấp hơn các đàn có mật độ cao.
Gà khác loại: Trong cùng một chuồng nuôi không nên nuôi nhiều lứa, nhiều loài cùng nhau, khi đó sẽ có sự khác nhau về màu sắc, kích cỡ, độ tuổi. Những điều này sẽ làm kích thích tính tò mò của gà dẫn đến mổ cắn lông nhau.
Thời tiết quá nóng: Cắn mổ lông nhau cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ chuồng quá nóng.
Thiếu dinh dưỡng: Do thức ăn không đủ nhu cầu phát triển trong từng giai đoạn của gà nên gà sẽ tự tìm kiếm thêm thức ăn xung quanh.
Thiếu rau xanh và chất xơ trong giai đoạn gà mọc lông ống: Ðây là một nguyên nhân khiến bệnh bùng phát mạnh nhất, vì ở giai đoạn mọc lông ống này gà cần rất nhiều chất, đặc biệt là đạm, khoáng và rau xanh (chất xơ) để cơ thể có đủ chất để tổng hợp phát triển ra bộ lông bên ngoài. Vì vậy nếu không cung cấp đủ thì tất nhiên gà sẽ tự đi tìm thứ khác để ăn bổ sung thêm.
Ngứa: Ðây cũng là một nguyên nhân khiến gà mổ lông nhau nhiều. Gà ngứa toàn thân do rận, giun, sán…
2/ Cách phòng trị
Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại: Cách tốt nhất là nuôi gà trên sân cát, vừa tránh rận, vừa dễ quét dọn lông lá rơi rụng, lại phòng chống tối đa bệnh cầu trùng ở gà. Hơn nữa, chi phí cát cũng khá rẻ, lại có chỗ chơi cho gà, tránh bị stress rất tốt. Nuôi gà trên cát thật sự rất tốt và đang được áp dụng hầu hết tại những trang trại chăn nuôi gà chuyên nghiệp trên toàn quốc.
Kiểm soát các khẩu phần ăn, các khẩu phần phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng theo với tuổi và giống. Hàm lượng protein, axit amin, tỷ lệ cân đối giữa các axit amin với nhau, tỷ lệ lysine so với năng lượng, hàm lượng chất khoáng đại lượng và vi lượng…
Ðảm bảo mật độ nuôi phù hợp, tránh nuôi quá nhiều lứa trong cùng một chuồng.
Cắt mỏ: Là biện pháp phổ biến để ngăn ngừa hiện tượng cắn mổ lông đuôi ở gà. Cắt mỏ không chỉ làm con vật đau mà còn làm con vật mất đi những thông tin cảm xúc quan trọng. Vì vậy, thao tác này cần được thực hiện bởi những kỹ thuật viên có tay nghề, nên dùng dao nhiệt để tránh chảy máu hoặc dùng máy cắt tự động (máy có thể cắt 1.500 gà con/giờ, nhiệt độ lưỡi dao cắt 600-8000C).
Làm sạp đỗ hình thang: Sạp hình thang sẽ giúp gà có chỗ leo trèo, chỗ đậu để ngủ mà không bị các con khác làm ảnh hưởng, từ đó giúp gà luôn có tinh thần tốt, không bị stress. Một tác dụng nữa của sạp hình thang dựa vào tường đó là gà không thể ăn lông và hạn chế mổ nhau, vì khi đậu trên đó gà chỉ quay trước, quay sau. Không quay ngang mổ nhau được. Chiếc sạp đặc biệt này cũng giúp gà có nhiều chỗ để đậu hơn, từ đó có thể tăng mật độ chuồng nuôi lên được tận 30%. Ngủ trên cao cũng giúp gà ít bị mắc bệnh hơn, lông mượt hơn vì không con nào nằm lên con nào, đảm bảo độ thông thoáng.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ