Nuôi lợn (Heo) Nghiên cứu nguồn prôtêin dễ tiêu hóa cho lợn con sau cai sữa

Nghiên cứu nguồn prôtêin dễ tiêu hóa cho lợn con sau cai sữa

Tác giả NB (Theo Allaboutfeed), ngày đăng 03/05/2016

Tiến sĩ Manfred Weber từ Zentrum für Tierhaltung und Technik Iden (LLFG Iden) và Tiến sĩ Heinrich Kleine Klausing từ Gesellschaft für Tierernährung, Wildeshausen, Đức đã tạo ra một sản phẩm thức ăn mới có đặc tính làm tăng lượng thức ăn tiêu thụ, tăng hiệu suất tăng trưởng và giá trị kinh tế.

Những con lợn con sau cai sữa không thể tồn tại chỉ với nguồn prôtêin từ bột đậu tương, bởi tình trạng sức khỏe của chúng nói chung là không ổn định.

Các tài liệu đã cho thấy lợi thế khi sử dụng các nguồn prôtêin thực vật và hàm lượng thấp của các yếu tố kháng dinh dưỡng.

Ví dụ như prôtêin đậu nành cô đặc và prôtêin động vật như huyết thanh.

Những con lợn ăn huyết thanh cho thấy sự cải thiện đáng kể về lượng thức ăn ăn vào, tăng cân và đường ruột khỏe mạnh.

Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu cấm sử dụng các loại prôtêin động vật nhất định bao gồm cả huyết thanh tại các nhà máy nơi thức ăn cho gia súc nhai lại được sản xuất.

Ngày nay các nguồn prôtêin tiêu hóa được khác có nguồn gốc từ động vật là sẵn có.

Prôtêin đã thủy phân có nguồn gốc từ niêm mạc ruột lợn có axit amin thích hợp cho lợn con, và cũng đáp ứng được các quy định trên.

Gelamin (Gesellschaft für Tierern-ährung) đã đưa ra sản phẩm MucoDigest bằng cách phủ và trộn prôtêin không biến đổi gien trong đậu tương (tất cả đậu tương được sử dụng trong thí nghiệm này là loại không biến đổi gien) và enzym mô niêm mạc ruột lợn đã thủy phân.

Nguồn prôtêin này có chứa 62% prôtêin và các axit amin như valine, leucine và isoleucine.

Trong thí nghiệm này, tăng trọng của lợn con được nuôi bằng các nguồn prôtêin trên được đo lại, so sánh với những con lợn con được cho ăn prôtêin đậu tương cô đặc hoặc với huyết thanh, trong 18 ngày đầu tiên sau khi cai sữa.

Tác động của sản phẩm này đến sự phát triển sau này cũng đã được kiểm nghiệm, khi ba nhóm khác nhau nhận được chế độ ăn như nhau sau ngày thứ 18 cho đến ngày 43.

Thí nghiệm bắt đầu với 300 lợn con lai, 5 con trong số đó đã chết trước khi kết thúc thí nghiệm.

Lợn con được chia thành ba nhóm nuôi.

Giai đoạn 1: Nhóm đối chứng: 99 lợn con (57 đực, 42 cái); huyết thanh: 99 lợn con (56 đực, 43 cái); MucoDigest: 97 lợn con (54 đực, 43 cái).

Nhóm đối chứng được cho ăn ngô, lúa mạch, lúa mì, bột sữa, đậu tương, khô dầu đậu tương, cám lúa mì, 5% prôtêin đậu tương cô đặc, hạt lanh ép, đường nho (dextrose), prôtêin khoai tây, chất béo thực vật và dầu, khoáng chất, vitamin và nguyên tố vi lượng, hỗn hợp axit benzoic.

Nhóm huyết thanh: giống nhóm đối chứng, 2,5% prôtêin đậu tương cô đặc thay thế bằng huyết thanh.

Nhóm nguồn prêtêin thay thế: giống nhóm đối chứng, 5% prôtêin đậu tương cô đặc được thay thế bằng prôtêin đậu tương cô đặc và mô niêm mạc ruột lợn được thủy phân enzym.

Giai đoạn 2: Tất cả các nhóm được cho thức ăn chăn nuôi cùng có chứa lúa mì, lúa mạch, bột đậu tương, ngô, thức ăn cho lợn con (Gelamin Embro-FerF), dầu đậu tương và axit formic.

Kết quả cho thấy, trong giai đoạn đầu tiên, lợn con tăng cân hàng ngày.

Trong giai đoạn cho ăn đầu tiên (đến ngày 19), nhóm huyết thanh đạt được tăng trọng mức cao nhất là 310g mỗi ngày, so với nhóm đối chứng (284g) và nhóm nguồn prôtêin thay thế (303g).

Trong giai đoạn thứ hai (20-43 ngày), nhóm thay thế nguồn prôtêin đạt tăng trọng cao nhất với 692g mỗi ngày, so với nhóm đối chứng 683g và nhóm huyết thanh với 660g.

Nhìn vào toàn bộ thời gian 43 ngày, chỉ có một sự khác biệt nhỏ về trọng lượng đạt được giữa các nhóm.

Tuy nhiên, trung bình trong suốt các giai đoạn cho ăn, nhóm thay thế nguồn prôtêin đạt tăng trọng 520g mỗi ngày, trong khi nhóm đối chứng đạt 506g và nhóm huyết thanh đạt 505g.

Nhóm nguồn prôtêin thay thế được mô tả trong bài viết này trợ giúp cho lợn con trong giai đoạn quan trọng sau cai sữa, giúp tăng lượng thức ăn và thúc đẩy tăng trưởng của lợn con.

Trong giai đoạn 2, lượng thức ăn tiếp tục cao hơn với chuyển đổi thức ăn như nhau so với các nhóm khác.

Ngược lại, lợn con đã nhận được 2,5% huyết thanh có hiệu năng tương đương và phát triển như nhóm đối chứng sau 42 ngày.

MucoDigest cũng cho thấy một lợi thế kinh tế 0,87 euro mỗi heo con so với nhóm kiểm soát và 0,78 euro so với nhóm huyết thanh, dựa vào giá của sản phẩm MucoDigest (205 euro/100 kg) và giá đậu nành giả định (110 euro/100 kg) và giá heo con (1.50 euro/kg).


Có thể bạn quan tâm

thuc-an-chan-nuoi-bien-doi-gien-anh-huong-den-suc-khoe-dan-lon Thức ăn chăn nuôi biến… nghien-cuu-tac-dong-co-loi-cua-sua-non-cua-bo-toi-hieu-suat-tang-truong-cua-lon-con-cai-sua Nghiên cứu tác động có…