Nghiên cứu tiếp tục của Việt Nam về Vibrio có thể thực khuẩn (Phage) lan truyền EMS/AHPNS
Hội chứng tôm chết sớm hay còn gọi là hội chứng hoại tử gan tuỵ cấp tính đã ảnh hưởng nặng nề đến các trang trại nuôi tôm ở Việt Nam.
Năm 2012, các mẫu thu được từ 92 trang trại bị nhiễm AHPNS ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tìm thấy một nhóm mẫu phân lập Vibrio, chủ yếu là V. parahaemolyticus.
Ba mẫu phân lập được tìm thấy có thể thực khuẩn (phage). Thực nghiệm cảm nhiễm tôm thẻ chân trắng cho thấy dòng vi khuẩn chứa phage có khả năng gây bệnh AHPNS ở tôm không bị nhiễm.
Hàng triệu hecta mặt nước trong nội địa, bờ biển dài 3.260 km và vùng kinh tế lớn duy nhất đem lại cho Việt Nam một tiềm năng to lớn về phát triển nuôi trồng thủy và hải sản.
Các lĩnh vực thủy hải sản của quốc gia xếp đầu tiên là nuôi cá da trơn, thứ ba là tôm và nuôi trồng thủy sản, thứ bảy là tổng sản lượng hải sản.
Chiếm hơn 90% diện tích nuôi trồng của Việt Nam và 70% sản lượng cả nước là Đồng bằng sông Cửu Long.
Tôm sú, Penaeus monodon chiếm khoảng 81% sản lượng, còn lại tôm thẻ Litopenaeus vannamei là 19%.
AHPNS
Bệnh dịch gây cản trở nghiêm trọng đến ngành nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là hội chứng tôm chết sớm hay còn gọi là hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS), đã xuất hiện ở tôm nuôi tại các vùng ven biển Việt Nam năm 2010. Năm 2011 và 2012, AHPNS tiếp tục gây tỉ lệ chết trầm trọng khắp đồng bằng và đã xuất hiện ở các trang trại tôm ở một số tỉnh ven biển miền bắc.
Bệnh này đã được báo cáo xảy ra suốt năm, nặng nề nhất là từ tháng 4 đến 7. Bệnh đã gây ảnh hưởng đến các trang trại nuôi tôm sú, hoặc tôm thẻ, chủ yếu ở các vùng có hệ thống nuôi bán công nghiệp và công nghiệp. Phạm vi ảnh hưởng của AHPNS mạnh hơn ở các trang trại có độ mặn cao và trong suốt các mùa khô có nhiệt độ cao.
Thu thập mẫu
Trong một nghiên cứu do Tổng cục Thủy sản, Bộ NNPTNT và Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc, các tác giả đã thu các mẫu từ 92 ao bị nhiễm bệnh ở các trang trại nuôi tôm tại các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang ở Đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 3 đến 9 năm 2012. Tuy nhiên, chỉ 56 ao được ghi nhận là bị ảnh hưởng bởi AHPNS.
Các dấu hiệu bệnh khác nhau được ghi nhận ở cấp độ ao. Tôm hấp hối ngừng ăn và tấp mé bờ. Tôm chết được tìm thấy ở đáy ao nuôi từ ngày 10 đến 45 sau khi thả. Tôm bị bệnh biểu hiện các dấu hiệu lâm sàng như teo gan tụy và có màu trắng/xanh xám cùng với đường ruột không liên tục hoặc đường ruột rỗng. Quan sát tỉ lệ chết lên đến 60% từ ngày thứ 3 đến 7 sau khi xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng.
Các kết quả
Phân tích mô học các mẫu tôm hấp hối cho thấy biểu hiện bệnh AHPNS điển hình là rối loạn chức năng các tế bào gan tụy, biểu mô ống bong tróc, viêm nhiễm nặng tế bào máu và một số tế bào ống thường bị vibriosis.
Nhuộm gram các mẫu xét nghiệm kính phết mô gan tụy từ tôm nhiễm bệnh cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn Gram âm, hình roi. Tổng số 42 phân lập vi khuẩn Vibrio tìm được từ các mẫu mô gan tụy ở tôm có biểu hiện điển hình bệnh AHPNS và được nhận dạng ở mức các loài.
Các vi khuẩn này là Gram âm, hình roi ngắn và dương tính với oxidase và catalase, quá trình oxy hóa và lên men của glucose. Chúng mọc trên môi trường thạch thiosulfate citrate bile salt agar (TCBS)ở các quần thể lồi, tròn và màu xanh có đường kính từ 2 đến 3 mm.
Trong số này, nhận dạng được một phân lập là V. alginolyticus, một là V. vulnificus và 39 phân lập là V. parahaemolyticus được xác nhận bởi chuỗi 16S rRNA. Mọi phân lập V. parahaemolyticus đều cho thấy hiện tượng dung huyết sau hai ngày ủ bệnh trên các đĩa thạch huyết.
Ba phân lập được tìm thấy có phage. Các mẫu nước cũng được thu về từ các ao nhiễm bệnh. Các kiểm tra thông số môi trường cho thấy chất lượng nước không phải là nguyên nhân chính đối với các vấn đề sức khỏe tôm. Hàm lượng ammonia, nitrite và sulfide nằm trong giới hạn chấp nhận được đối với nuôi tôm ở mọi ao được kiểm tra.
Dư lượng thuốc trừ sâu như cypermethrin và deltamethrin đã được phát hiện ở cả các ao nhiễm và không nhiễm bệnh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, nghiên cứu thực nghiệm đã đánh giá các tác động của deltamethrin cho thấy không có dấu hiệu của bệnh AHPNS điển hình ở các mô gan tụy của tôm phơi nhiễm.
Các tác động cảm nhiễm
Cảm nhiễm bằng cách ngâm tôm L. vannamei postlarvae (P.L.15) khỏe mạnh trong dịch gan tụy lọc qua màng cỡ 0.22-μ chiết xuất từ tôm bị AHPNS ở mức pha loãng 10 lần đã cho các kết quả âm tính với mô bệnh học AHPNS sau 7, 14 và 21 ngày ngâm.
Tương tự, các thực nghiệm cảm nhiễm liên quan đến tiêm vào cơ tôm thẻ ấu niên L. vannamei trọng lượng 1-g với dịch cả đầu tôm hoặc gan tụy lọc qua màng cỡ 0.22- và 0.45-μ chiết xuất từ tôm bị AHPNS đã cho kết quả không có tử vong hoặc phân tích mô bệnh học không có AHPNS 14 ngày sau khi tiêm.
Cảm nhiễm thực nghiệm tôm thẻ trọng lượng 1,5-g ở các định lượng khuẩn 10^4, 10^5 and 10^6 CFU/g đã cho thấy một dòng V. parahaemolyticus nhiễm phage có khả năng gây bệnh AHPNS tương tự như đã nhìn thấy ở tôm thu từ các ao trong các nhóm bị cảm nhiễm với định lượng khuẩn 10^5 CFU/g trong 9 ngày và 10^6 CFU/g trong 6 ngày sau khi bị cảm nhiễm.
Hiện nay, các tác giả đang thực hiện cho ăn thí nghiệm và tạo môi trường chung sống thử nghiệm sử dụng các mẫu tôm bị nhiễm AHPNS.
Các cơ quan gan tụy của tôm nhiễm bệnh AHPNS có màu trắng hoặc xanh xám, cùng với đường ruột không liên tục (trái) hoặc đường ruột rỗng.
Nhuộm gram một mẫu xét nghiệm kính phết mô gan tụy từ một cá thể tôm nhiễm bệnh (trái) cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn Gram âm, hình roi.
Hình bên phải cho thấy các tế bào gan tụy, tế bào hình ống bong tróc và viêm nhiễm tế bào máu.
Tags: nuoi tom, con tom, thuy san, nuoi trong thuy san, ky thuat nuoi tom, benh tren tom
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ