Mô hình kinh tế Nghiên cứu xử lý hiệu quả môi trường nuôi trồng thủy sản

Nghiên cứu xử lý hiệu quả môi trường nuôi trồng thủy sản

Ngày đăng 15/09/2015

PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Cúc, Viện hóa sinh biển làm chủ nhiệm.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu sử dụng các chủng vi khuẩn có hoạt tính sinh học được phân lập từ các hồ nuôi tôm của Quảng Trị và các hồ nuôi tôm tại một số địa phương khác của miền Trung, để tạo ra công thức chế phẩm vi sinh có khả năng cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi, từ đó làm tăng khả năng sống sót của tôm và tăng sản lượng.

Cụ thể là đã tuyển chọn và định danh đến loài bằng kỹ thuật giải trình tự gen 16S rRNA cho các chủng vi khuẩn có hoạt tính sinh học có tiềm năng ứng dụng trong thực tiễn.

Các chủng có hoạt tính cao nhất được chọn cho lên men tạo chế phẩm. Nhóm nghiên cứu đã xác định các điều kiện lên men chìm và lên men rắn, cũng như cơ chất thích hợp cho từng loại lên men của các chủng sử dụng cho sản xuất chế phẩm Neo-Polymic.

Sau một thời gian nghiên cứu, chế phẩm Neo-Polymic được sản xuất thành công và được xác định là an toàn, không nhiễm E. coli hoặc Salmonella sp. Thời gian bảo quản chế phẩm trong túi kẽm ở điều kiện nhiệt độ thường là 8 tháng.

Sau khi nghiên cứu sản xuất thành công, chế phẩm Neo-Polymic được sử dụng thử nghiệm tại 3 mô hình thí điểm cho tôm thẻ chân trắng tại 3 địa phương khác nhau của Quảng Trị là Gio Linh, Triệu Phong và Vĩnh Linh, với diện tích hồ nuôi từ 3.500 đến 5000m2.

Kết quả phân tích nước hồ nuôi cho thấy các chỉ tiêu như pH, độ trong, độ kiềm, DO của các hồ có sử dụng chế phẩm Neo-Polymic dao động xung quanh mức độ tối ưu cho nuôi tôm thẻ chân trắng, trong khi các chỉ tiêu này trong các hồ đối chứng không sử dụng chế phẩm thấp hơn.

Ngoài ra, khi sử dụng Neo-polymic, các hồ nuôi đều có tỷ lệ tôm sống khi thu hoạch lớn hơn, tôm phát triển tốt hơn và sản lượng tôm đều tăng cao hơn so với các hồ đối chứng.


Có thể bạn quan tâm

ngu-dan-duoc-mua-ca-com Ngư dân được mùa cá… phong-ngua-benh-duong-ruot-tren-tom-nuoi Phòng ngừa bệnh đường ruột…