Người trồng cây dại bồn bồn thu 70 triệu mỗi vụ
Nông dân Cà Mau chuyển sang trồng cây dại bồn bồn vì lợi nhuận cao, đưa dưa bồn bồn thành đặc sản đất Mũi.
Bồn bồn sau khi lột vỏ, chuẩn bị làm dưa. Ảnh: Bizmedia
Bồn bồn là loại cây hoang dã tại xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước, Cà Mau. Ngày nay, do thu nhập từ canh tác lúa, tôm không cao, người dân trở lại trồng loại cây này. Hàng ngày, cỡ 4-5h và buổi chiều tối, người trồng đi nhổ bồn bồn, khoảng 9h đem về lột vỏ. Một đợt thu hoạch mang về lợi nhuận 60 -70 triệu đồng, cao hơn cây lúa.
Bồn bồn vào vụ còn đem lại thu nhập cho lực lượng lao động làm nghề nhổ thuê. Cây sau khi làm sạch được thương lái trực tiếp đến mua và thường tiêu thụ hết trong ngày để giữ độ tươi ngon.
Hiện tại huyện Cái Nước, vùng chuyên canh bồn bồn lớn của Cà Mau, có khoảng 62 ha giống cây này. Cây dễ trồng, thích nghi tốt với cả vùng nước ngọt và nước lợ. Đến mùa mưa năm tiếp theo, nông dân chỉ cần cày lại đất nếu rễ đã bén. Những gốc bồn bồn tự mọc lại, không cần trồng mới hay chăm bón. Bởi thế, cây được nhiều người dùng ưa chuộng, coi như loại rau sạch.
Người trồng có thể thu hoạch nhiều lần một vụ, cây đã nhổ lại đâm chồi, mọc mới, cứ thế thu hoạch luân phiên đến hết vụ. Ngoài ra, do không cần phân bón nên bồn bồn có khả năng lọc nước, giúp môi trường sống tự nhiên của nhiều loài cá được đảm bảo, tăng cả thu nhập cho người trồng.
Mùa mưa, khoảng tháng 5, 6, tới qua Tết Âm lịch là lúc vào vụ. Cây nhổ lên được chặt bỏ lá, giữ lại gốc khoảng 30cm. Sau đó, người trồng tước bỏ bẹ bên ngoài để lấy lõi non bên trong. Thân cây bồn bồn dễ gãy dập nên người làm phải nhẹ tay.
Có nhiều cách thức chế biến cây như xào, nấu canh, làm gỏi, ăn lẩu. Ngoài ra, dưa bồn bồn được xem là đặc sản dễ bảo quản và mang đi xa.
Bước đầu tiên làm dưa là pha nước gạo nấu chín với chút muối. Sau đó, người làm lèn chặt bồn bồn vào lọ có sẵn hỗn hợp, 2-3 ngày là ăn được.
Năm 2017, được chứng nhận nhãn hiệu tập thể, đặc sản bồn bồn Cái Nước được thêm nhiều người ưa dùng và chọn làm quà khi trở về.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ