Tin thủy sản Nguyên liệu thảo dược mới tiềm năng cho cá da trơn

Nguyên liệu thảo dược mới tiềm năng cho cá da trơn

Tác giả Trị Thủy (Lược dịch), ngày đăng 31/03/2022

Một báo cáo mới đây vừa cho thấy công dụng tuyệt với của cây bần chua - cây phổ biến ở Việt Nam với sự kháng lại vi khuẩn trên cá da trơn.

Cây bần chua Sonneratia caseolaris có chứa cá Methanol và Polyphenol rất mạnh và có tác dụng chống oxy hóa rất cao. 

Ewardsiella tarda trên cá da trơn

Các thành viên của chi Edwardsiella là trực khuẩn gram âm, không sinh bào tử, có khả năng di động, yếm khí tùy nghi. Có ba loài trong chi và hai trong số đó là gây bệnh cho cá: Edwardsiella ictaluri và Edwardsiella tarda.

Edwardsiella tarda là một mầm bệnh của một số loài cá như cá trê, cá tra, cá đối (Mugil cephalus L.), cá rô phi (Tilapia mossambica), chình Nhật Bản (Anguilla japonica), cá da trơn và cá bơn Nhật Bản (Thune và cộng sự, 1993).

Các đợt bùng phát của bệnh do vi khuẩn Ewardsiella tarda có tác động nghiêm trọng đến sản lượng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các loài cá da trơn. Loài vi khuẩn này đã tác động nguy nặng nề đến hệ thống đường tiêu hóa của cá, chúng là tác nhân gây bệnh đốm trắng (hoại tử cơ quan nội tạng) cá da trơn.

Hiện nay, các nghiên cứu sử dụng thảo mộc trong nuôi trồng thủy sản hết sức phong phú về số lượng loài. Nhiều loài thực vật rất gần gũi với người dân tại các địa phương nhưng lại chứa những tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh cho cá. Trong đó có cây Bần chua Sonneratia caseolaris - loại cây chủ yếu ở các rừng ngập mặn tự nhiên ven biển và ven sông rạch ở ĐBSCL.

Tác dụng của bần chua đối với cá

Trong nghiên cứu này, thức ăn bổ sung chiết xuất từ vỏ trái bần chua Sonneratia caseolaris nhằm đánh giá tác dụng bảo vệ chống lại sự nhiễm khuẩn Edwardsiella tarda trên cá trê phi. 

Cá trê phi được phân phối ngẫu nhiên vào bốn nghiệm thức: đối chứng (không bổ sung); 1.00 mg/kg; 2.00 mg/kg; 3.00 mg/kg thức ăn. 

Kết quả cho thấy sự gia tăng hiệu suất tăng trưởng và tỷ lệ sống cao hơn trong các nhóm cá ăn thức ăn có bổ sung chiết xuất vỏ bần. Phân tích huyết học cho thấy sự gia tăng số lượng bạch cầu trong các nhóm điều trị cao hơn rõ rệt so với nhóm đối chứng.

Phân tích mô bệnh học cho thấy những thay đổi tái tạo cấu trúc mô gan ở cả nhóm đối chứng và nhóm đều trị nhưng nhóm cá ăn bổ sung thì xuất hiện các dấu hiệu trên nhiều hơn. Sự hiện diện của các tế bào viêm đã được tìm thấy chỉ có trong thận của nhóm điều trị T3 đã được bổ sung với liều cao nhất của chiết xuất ở 3,00 mg /kg thức ăn.  Biểu hiện của sự hiện diện của tế bào viêm chứng minh trái bần chua giúp  kích hoạt phản ứng miễn dịch trên cá.

Có sự thay đổi xấu đi trong thận của nhóm đối chứng do nhiễm E. tarda, trong khi nhóm bổ sung chiết xuất vỏ bần cho thấy có sự tái tạo mô và kiến trúc mô thận được quan sát thấy rõ. 

Những kết quả nghiên cứu trên chứng minh việc bổ sung với chiết xuất methanol của lá bần chua S. caseolaris có tác dụng bảo vệ ở cá chống lại sự nhiễm E. tarda hiệu quả. Từ đó cung cấp một loại nguyên liệu hết sức phổ biến tại Việt Nam có thể giúp ích cho người nuôi trong vấn đề phòng trị bệnh do vi khuẩn gây hại trên cá da trơn.


Có thể bạn quan tâm

phong-benh-ca-nuoi-trong-mua-mua Phòng bệnh cá nuôi trong… quan-ly-chat-luong-nuoc-trong-ao-nuoi-ca-nuoc-ngot Quản lý chất lượng nước…