Nhân giống và nuôi cá lăng thương phẩm
Là một loài cá da trơn cho thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao, trong những năm gần đây cá lăng vàng bị khai thác quá mức nên sản lượng suy giảm nghiêm trọng trong tự nhiên. Hiện nay, với thành công về lai tạo giống, việc nuôi cá thương phẩm đang tiến triển rất tốt.
Gắn bó nhiều năm với nghề nuôi trồng thủy sản nên thạc sĩ Ngô Văn Ngọc (Khoa Thủy sản Trường Đại học Nông Lâm TPHCM) rất am hiểu nhu cầu thực tế và triển vọng của nhiều loài cá nước ngọt. Cá lăng là loại cá ngon thịt, giá cao mà lại “trên bờ tuyệt chủng” là một trong những đối tượng nghiên cứu được thạc sĩ Ngọc ưu tiên.
Sau cả năm trời lùng mua cá lăng về để nghiên cứu, nhân giống, thạc sĩ Ngô Văn Ngọc và nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Thủy sản Trường ĐH Nông Lâm TPHCM đã hoàn thành đề tài khoa học nghiên cứu cho cá lăng vàng sinh sản nhân tạo và ương nuôi thành cá giống nhằm góp phần thúc đẩy nghề nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững.
Quy trình sinh sản nhân tạo cá lăng vàng có thể tóm tắt như sau: bắt cá từ hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai) về nuôi vỗ trong ao đất có diện tích 400m2 với độ sâu mực nước 1,2m, trong 5 tháng. 3 con cá cái được chọn cho sinh sản có trọng lượng từ 0,35kg đến 0,8kg/con.
Dùng chất LH-RHa tiêm vào cá đực với liều lượng bằng 1/3 liều của cá cái. Ở nhiệt độ nước khoảng 300C, thời gian dao động 11-12 giờ, tỷ lệ cá rụng trứng đạt 98%.
Sức sinh sản thực tế từ 126.364 đến 142.000 trứng/kg. Sau khi gieo tinh, trứng được khử dính và ấp bằng bình Weis. Ở nhiệt độ nước 300C, thời gian phát triển phôi cá lăng vàng là 20 giờ tính từ lúc trứng đã được thụ tinh.
Ở khâu ương nuôi từ cá bột lên cá hương, sau khi nở khoảng 60 giờ, ấu trùng cá lăng vàng bắt đầu biết ăn. Sau khi nở 72 giờ (3 ngày tuổi), cá ăn mồi rất mạnh. Khi được 4 ngày tuổi, cá ăn được trùn chỉ. 14 ngày tuổi, cá có chiều dài 2,7 - 2,9cm.
Hiện nay quy trình sản xuất giống nhân tạo cá lăng nha được hoàn chỉnh và trại thực nghiệm thủy sản ĐH Nông Lâm TPHCM có thể chuyển giao cho bà con hay các cơ sở kinh doanh giống có nhu cầu. Ngoài ra, nơi nghiên cứu này cũng có thể chuyển giao quy trình sản xuất giống cá lăng vàng và cá lăng hầm.
Cá lăng có khả năng thích nghi môi trường nước lợ, ngọt và cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện phong trào nuôi loài cá này đang phát triển mạnh tại các tỉnh ĐBSCL, vùng Đông Nam bộ và có thị trường tiêu thụ thuận lợi. Cuối năm 2006, tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai lần đầu tiên xuất “chuồng” 10 ngàn tấn cá thương phẩm trị giá hàng tỷ đồng.
Sau 5 tháng triển khai, thạc sĩ Ngô Văn Ngọc và Khoa Thủy sản, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM đã chuyển giao thành công quy trình sản xuất cá lăng nha cho Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất giống thủy sản An Giang.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất giống thủy sản An Giang, cho biết, hiện nay, trung tâm đã chuyển giao cho bà con nông dân xuống giống nuôi thử nghiệm 100 ngàn con cá (cá cỡ từ 5-6cm) thương phẩm. Những con giống này có chất lượng và thích nghi rất tốt trong điều kiện nuôi ao và nuôi bè tại An Giang.
Có thể khẳng định cá lăng vàng có sức sinh sản cao, ăn tạp, có thể nuôi mật độ dày và tăng trưởng nhanh. Theo bà, đợt này nuôi thành công với giá 83.000-85.000 đồng/kg, sắp tới trung tâm sẽ triển khai nuôi đại trà trong dân.
Tags: ca lang, ca lang nha, ca lang vang, ca lang nham, nuoi ca lang, ky thuat nuoi ca lang, nuoi ca lang nha trong be, phong benh ca lang
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ