Nhân Rộng Mô Hình “Ruộng Lúa – Bờ Hoa” Ở Tiền Giang
Ở 11 xã xây dựng nông thôn mới thí điểm trong tỉnh đều có ứng dụng mô hình “ruộng lúa - bờ hoa” cho hiệu quả cao.
Là địa phương đầu tiên của vùng ĐBSCL thực hiện mô hình “ruộng lúa - bờ hoa” tức “Công nghệ sinh thái quản lý rầy nâu và bệnh virus trên cây lúa”, đến nay, toàn tỉnh Tiền Giang đã nhân rộng được trên 50 mô hình với diện tích gần 1.000 ha lúa. Ở 11 xã xây dựng nông thôn mới thí điểm trong tỉnh đều có ứng dụng mô hình “ruộng lúa- bờ hoa” cho hiệu quả cao.
Hình thức của mô hình này là nông dân trồng thêm các loại hoa dại trên bờ ruộng để hấp thu và dẫn dụ thiên địch về sinh sống, trú ngụ nhằm đa dạng hóa thành phần thiên địch có ích, khống chế các loài côn trùng gây hại đặc biệt là rầy nâu.
Áp dụng mô hình này, sau mỗi vụ lúa, nông dân giảm được chi phí cho thuốc trừ sâu, giống lúa, công chăm sóc từ 2 - 2,5 triệu đồng/ha.
Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2016, tỉnh Tiền Giang mở rộng diện tích sản xuất theo mô hình “Công nghệ sinh thái” khoảng 2.000 ha và đến năm 2020 phấn đấu đạt diện tích 25.000 ha đất sản xuất áp dụng mô hình này.
Theo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, sau tỉnh Tiền Giang, đến nay tất cả các xã nông thôn mới thí điểm ở 22 tỉnh thành phía Nam đều áp dụng mô hình Công nghệ sinh thái” trong sản xuất lúa và đạt hiệu quả cao.
Ông Lê Văn Nhỏ, nông dân sản xuất giỏi ở xã Tân Phú, huyện Cai Lậy đã 4 năm gắn bó với mô hình này chia sẻ: Thời gian qua, làm chương trình công nghệ sinh thái, tôi thấy rất hiệu quả, giảm được chi phí thuốc trừ sâu do giữ được côn trùng có ích. Theo tôi, để xây dựng nông thôn mới, chúng ta nên tham gia mô hình công nghệ sinh thái cho đồng ruộng tươi đẹp…”.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ