Mô hình kinh tế Nuôi cá ghép giúp giảm ô nhiễm môi trường nước ao nuôi

Nuôi cá ghép giúp giảm ô nhiễm môi trường nước ao nuôi

Ngày đăng 21/11/2015

Phổ biến như: Sử dụng hệ vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ trong chất thải giúp làm sạch nước và nền đáy ao, phổ biến là việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản.

Sử dụng hệ động thực vật thủy sinh để hấp thụ các chất hữu cơ.

Ao nuôi cá thát lát cườm ghép cá sặc rằn ở huyện Cái Bè.

Bản chất của việc sử dụng hệ động, thực vật để loại bỏ các chất ô nhiễm dựa trên cơ sở quá trình chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái thông qua chuỗi thức ăn.

Nguồn nước ô nhiễm hữu cơ chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng.

Người ta sử dụng các loại thực vật như tảo, rong, sinh vật phù du hay các loài cây thủy sinh khác (rau, bèo...) để hấp thụ các chất dinh dưỡng này.

Kế tiếp trong nuôi cá ghép là các loài cá tai tượng, sặc rằn, cá hường, rô phi… sẽ ăn các loại thực vật trên.

Như vậy nuôi cá ghép là nuôi các loài cá sao cho chúng có thể tham gia vào chuỗi thức ăn trong ao nuôi, vừa giúp xử lý các chất dinh dưỡng dư thừa, vừa tạo ra sinh khối để tăng năng suất sản xuất của ao nuôi.

Nuôi cá ghép nhằm mục đích sử dụng hiệu quả nguồn thức ăn hiện diện trong ao nuôi ở mọi tầng nước.

Vì vậy, trong quá trình nuôi, muốn chọn loài cá ghép với nhau trong cùng một ao, bà con nông dân cần chú ý đến đặc điểm sinh học của các loài cá thả nuôi bao gồm chúng sống ở tầng nước nào (tầng đáy, tầng giữa hay tầng mặt); chúng ăn loại thức ăn nào (thực vật, động vật hay phiêu sinh).

Khi ghép, tránh ghép 2 loài có tính ăn giống nhau (ví dụ cá trắm cỏ và tai tượng đều ăn thực vật và sống từ tầng giữa lên tầng trên.

Cá sặc rằn và rô phi đều ăn tảo và phiêu sinh vật, sống tầng trên…) để tránh chúng tranh giành thức ăn và cá nuôi không phân bố đều trong ao.

Nếu có ghép 2 loài có cùng tính ăn và vùng phân bố thì chia mật độ cho hợp lý.

Ví dụ có thể thả 10% một loài cá ăn tảo và phiêu sinh thì nếu chọn 2 loài, mỗi loài thả 5% mật độ.

Nguyên tắc ghép là có đủ 3 loài cá ăn động vật, thực vật, phiêu sinh và sống ở cả 3 tầng nước từ trên mặt xuống dưới đáy.

Như vậy, khi cung cấp thức ăn cho cá ăn động vật là loài nuôi chính, thức ăn dư thừa và chất thải của cá ăn động vật sẽ làm phát triển tảo và phiêu sinh trong ao, lúc này tảo và phiêu sinh lại là thức ăn cho 2 loài cá ghép còn lại.

Nhờ đó, nuôi cá ghép giúp xử lý môi trường nước bằng phương pháp sinh học, hạn chế ô nhiễm môi trường rất hiệu quả nhằm góp phần hạn chế bệnh trong quá trình nuôi; đồng thời bà con không lãng phí nguồn thức ăn có sẵn trong ao.

Ví dụ nuôi ghép cá tai tượng + sặc rằn + mùi, cá thát lát cườm + cá sặc rằn, tôm và cá rô phi thả trong vèo… Tùy thuộc vào nhu cầu thị trường, điều kiện sinh thái từng vùng, tính hiệu quả của mỗi loài cá nuôi mà bà con chọn loài nào để nuôi ghép cho phù hợp.


Có thể bạn quan tâm

dau-tu-nuoi-tom-trong-nha-mo-hinh-moi-o-quynh-luu Đầu tư nuôi tôm trong… dung-chat-cam-trong-san-xuat-thuc-an-chan-nuoi-xu-ly-nghiem Dùng chất cấm trong sản…