Tin thủy sản Nuôi cá leo trong lồng, 4 tháng đạt 2kg/con

Nuôi cá leo trong lồng, 4 tháng đạt 2kg/con

Tác giả Phan Việt Toàn, ngày đăng 08/11/2023

Sau 4 tháng, cá leo nuôi trong lồng trên lòng hồ đạt trọng lượng bình quân 1,3kg/con, cá vượt đàn đạt 2,2kg/con.

Tận dụng nguồn nước trên Khe Chuối Thượng ở phía đầu nguồn sông Thạch Hãn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã hỗ trợ người dân thôn Tân Xuân (xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong) triển khai mô hình nuôi cá leo trong lồng. Mô hình đã tạo ra sinh kế bền vững cho các hộ dân sống bằng ngư nghiệp là chính nơi đây.

tu dieu khien Tima

Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa

Toàn thôn Tân Xuân có gần 100 hộ dân, sinh kế chủ yếu của các hộ dân nơi đây là nuôi cá lồng bè, đánh bắt cá ở các bàu, khe, hồ tự nhiên ở phía đầu nguồn sông Thạch Hãn. Thôn Tân Xuân có trên 50% hộ dân phát triển nuôi cá lồng với các đối tượng nuôi phổ biến là trắm cỏ, cá trê và cá chình. Tuy vậy, do các hộ dân thường nuôi tự phát, thời gian nuôi dài 18 - 24 tháng nên mang lại hiệu quả kinh tế không cao, việc phát triển nuôi thủy sản ở đây vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh sẵn có.

Nhằm khai thác lợi thế mặt nước trên Khe Chuối Thượng, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã hỗ trợ các hộ dân đưa đối tượng nuôi mới là cá leo có giá trị kinh tế cao vào nuôi trong lồng. 

Mô hình nuôi cá leo trong lồng được triển khai tại hộ ông Phan Văn Phụng ở thôn Tân Xuân với quy mô 140m3. Tham gia mô hình, hộ nuôi được hỗ trợ 50% giá trị con giống và thức ăn. Quá trình triển khai, cán bộ kỹ thuật đã hướng dẫn trực tiếp hộ nuôi, tổ chức các lớp tập huấn cho hộ mô hình cũng như các hộ nuôi cá lồng trong vùng về quy trình kỹ thuật nuôi cá leo trong lồng, kỹ thuật chăm sóc, quản lý cá nuôi, cách đặt lồng nuôi và các biện pháp phòng trị bệnh cho cá.

Ông Phụng cho biết, từ sự hỗ trợ kinh phí của khuyến nông và một phần kinh phí của gia đình, ông đã mạnh dạn làm mới 6 lồng nuôi, kích thước mỗi ô lồng  6m x 4m x 2m, thể tích mỗi ô lồng là 24m3, các lồng đơn được ghép lại thành 3 lồng đôi. Túi lưới được làm bằng nhựa PE có độ bền cao, kích cỡ mắt lưới 1cm. Lồng được giữ nổi bằng hệ thống thùng phao nhựa 30 lít. Sau đó 2.800 con cá giống đã được đưa vào các lồng nuôi với mật độ 20 con/m3. Cá giống được thu mua tại cơ sở có uy tính trên địa bàn tỉnh, kích cỡ 12 - 15cm (70 con/kg), cá bơi lội linh hoạt, nhanh nhẹn, tập trung theo đàn.

Cá leo là loài cá da trơn có kích thước lớn, thường sống trên các sông nước ngọt hoặc nước lợ, khả năng thích nghi tốt với sự biến đổi của môi trường, có những ưu điểm vượt trội so với các loài cá khác, tốc độ sinh trưởng nhanh, thịt ngon, được nhiều người ưa thích và có giá trị thương phẩm cao, có thể nuôi trong ao hồ, lồng bè.

Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị kiểm tra mô hình nuôi cá. Ảnh: Việt Toàn.

“Cá leo dễ nuôi. Để cá nhanh lớn phải chăm chút kỹ các khâu nuôi, kiểm tra lồng nuôi thường xuyên, vệ sinh lồng định kỳ. Tận dụng lúc nhàn rỗi, tôi thường xuyên đánh bắt, thu hoạch cá tạp làm thức ăn cho cá leo. Nhờ thức ăn luôn đầy đủ và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình nuôi theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, giữ lồng nuôi luôn sạch sẽ nên cá không bị bệnh, nhanh lớn. Qua hơn 4 tháng thả nuôi, tốc độ phát triển của cá vượt 20% so với yêu cầu; trọng lượng bình quân của cá leo đạt 1,3kg/con, cá vượt đàn đạt 2,2kg/con. Ước sau 4 tháng nuôi, sau khi trừ chi phí, lãi gần 65 triệu đồng” ông Phụng phấn khởi.

Ông Phan Văn Khoa - Phó Chủ tịch UBND xã Triệu Thượng cho biết, việc triển khai mô hình thành công đã thúc đẩy phong trào nuôi, khai thác hiệu quả tiềm năng mặt nước trong lòng hồ của địa phương. Với lợi thế có diện tích sông hồ lớn, chất lượng nguồn nước luôn sạch, nhiệt độ môi trường nước ổn định, xã Triệu Thượng rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản theo hướng tạo sản phẩm sạch, chất lượng cao.

Ngoài ra, việc đánh bắt cá trên các sông là công việc hàng ngày của nhiều hộ dân nên lượng cá tạp rất phong phú, làm nguồn thức ăn sẵn có để đa dạng hóa đối tượng nuôi. Thời gian tới, chúng tôi sẽ có kế hoạch nhân rộng mô hình để đa dạng hóa đối tượng nuôi, khai thác tiềm năng, lợi thế và sử dụng có hiệu quả mặt nước lòng sông, hồ vào phát triển nuôi trồng thủy sản, tạo sản phẩm hàng hóa có giá trị đặc trưng, nâng cao thu nhập cho người nuôi, tạo ra hoạt động sinh kế bền vững cho nông dân địa phương sống bằng ngư nghiệp.

Ông Phan Văn Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị cho biết, nhằm tận dụng tiềm năng mặt nước, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản trên sông và hồ chứa. Du nhập các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao vào nuôi trong lồng bè nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân. Trong 5 năm trở lại đây, Trung tâm đã đưa đối tượng cá leo vào nuôi với nhiều hình thức khác nhau như nuôi ao, nuôi trong lồng bè cho hiệu quả kinh tế cao, tạo thu nhập đáng kể cho các hộ dân.

Để đẩy mạnh phát triển nuôi thủy sản trên sông và hồ chứa, cùng với việc duy trì số lượng lồng nuôi cá hiện có, thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị sẽ tiếp tục triển khai các mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hồ chứa nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng mặt nước, nâng cao trình độ kỹ thuật nuôi cá trong lồng bè, giúp người dân lựa chọn hình thức và đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện tại địa phương, từ đó sẽ giảm được khai thác tự nhiên, bảo vệ đa dạng hệ sinh thái thủy sinh, góp phần tăng thu nhập cho các hộ nuôi và phát triển bền vững ngành thủy sản.

may thoi khi AT

ƯU ĐIỂM MÁY THỔI KHÍ AT

- Dải áp suất và lưu lượng rộng

- Độ rung thấp, vận hành êm ái

- Trục vít 2 thùy nằm ngang

- Đơn giản, cấu trúc gọn

- Cung cấp không khí hoàn toàn sạch

- Hệ nén trục vít mạnh mẽ

- Roto được thiết kế đặc biệt

- Hoạt động liên tục, bền bỉ


Có thể bạn quan tâm

du-an-nghin-ty-duoc-nha-dau-tu-huong-vao-phat-trien-thuy-san-o-quang-tri Dự án nghìn tỷ được… xay-dung-thuong-hieu-ca-long-o-duy-ninh Xây dựng thương hiệu cá…