Nuôi gà Nuôi Gà Thịt Công Nghiệp Lông Trắng

Nuôi Gà Thịt Công Nghiệp Lông Trắng

Ngày đăng 26/07/2013

Gà thịt Broiler là giống gà tổ hợp lai giữa 2, 4 hoặc 6 dòng gà thịt cao sản. Gà Broiler có ưu thế lai về mọi mặt: cường độ sinh trưởng và trao đổi chất nhanh, sức sống cao, hiệu quả kinh tế lớn.

Hiện nay thường áp dụng công thức lai 4 máu (4 dòng gà lai với nhau) để tạo ra gà Broiler nhanh và hiệu quả nhất.

1. Chất lượng gà thịt Broiler:

Muốn gà Broiler có chất lượng cao cần xác định sức khoẻ của từng cá thể trong đàn bố mẹ của chúng. Đàn bố mẹ không bị mắc các bệnh như bạch lỵ, CRD, Gumboro, Marek, Newcastle. Gà Broiler cần có mức độ kháng thể quan trọng để chống lại các bệnh do virus.

Gà Broiler được ấp từ những trứng có khối lượng 50g/quả trở lên và không quá 75g. Nếu trứng nhỏ hơn, gà con nở ra phải nuôi tách riêng với chế độ chăm sóc tốt nhất.

Gà con không có khuyết tật, phải đồng đều về hình dạng, đi đứng nhanh nhẹn, tỉnh táo, mắt sáng, chân khoẻ mập và bóng. Phải loại bỏ những con gà con không đạt tiêu chuẩn từ trạm ấp. Trường hợp phải giao gà xa trong thời tiết xấu, gà chưa được ăn uống thì chưa nên vận chuyển, để gà trong phòng hoặc máy nở có nhiệt độ và độ ẩm phù hợp, chỉ xuất gà khỏi trạm ấp khi thời tiết tốt. Khi nuôi quy mô lớn, tất cả gà con trong đàn nên lấy cùng nguồn gốc một số đàn gà bố mẹ. Không nhốt lẫn gà con với gà nghi nhiễm bệnh bạch lỵ và CRD...

Hầu hết gà mắc bệnh là do các tác nhân gây bệnh lan truyền từ đàn nhiễm bệnh sang đàn gà sạch bệnh. Có thể ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh bằng biện pháp nuôi cách ly hợp lý, không tốn kém, thực hiện chương trình an toàn dịch bệnh. Những đàn gà nuôi mật độ dày, nên bố trí cùng một lứa tuổi, trường hợp đặc biệt cho phép gà cách nhau 2-3 ngày tuổi, nhưng phải cùng một giống.

2. Vệ sinh chăn nuôi

Việc đi lại, tham quan các trại gà nên hạn chế để tránh nguồn mang bệnh từ người. Khách tham quan và người chăn nuôi khi vào trại gà phải tắm rửa và dùng quần áo, mũ, giày dép... trang bị riêng và được sát trùng của từng nhà gà. Người chăn nuôi được chuyên môn hoá cao độ, mỗi người chịu trách nhiệm chăm sóc một đàn gà cùng tuổi, không nuôi gà khác đàn, khác tuổi, hạn chế qua lại các chuồng nuôi. Trại gà phải tuân thủ các quy trình vệ sinh sát trùng chuồng nuôi, nhà kho, dụng cụ, thức ăn, môi trường quanh trại... Ngoài ra cần chú ý các điểm sau:

- Thường xuyên kiểm tra và diệt trừ các loại côn trùng, gặm nhấm là nguồn gây bệnh chủ yếu như ruồi, bọ, chim, chuột...

- Kho thức ăn, chất độn (dăm bào), thuốc thú y, dụng cụ chăn nuôi... cần đặt xa chuồng nuôi (tuỳ diện tích trại mà đặt khoảng cách phù hợp).

- Tác nhân gây bệnh luôn tồn tại đe doạ đàn gà, do đó phải tiến hành phòng trị tổng hợp kịp thời, nghiêm ngặt theo quy trình vệ sinh chăn nuôi để bảo vệ đàn gà.

- Đàn gà sạch bệnh là yếu tố quan trọng giúp chúng lớn nhanh, năng suất cao và giảm được tối đa chi phí thuốc chữa trị, tăng hiệu quả chăn nuôi.


Có thể bạn quan tâm

chuan-bi-dieu-kien-truoc-khi-nuoi-ga-cong-nghiep-long-trang Chuẩn Bị Điều Kiện Trước… ky-thuat-um-ga-con-giong-tam-hoang Kỹ Thuật Úm Gà Con…