Mô hình kinh tế Nuôi Heo Bằng Đệm Sinh Học Rất Cần Tiếng Nói Của Ngành Chức Năng

Nuôi Heo Bằng Đệm Sinh Học Rất Cần Tiếng Nói Của Ngành Chức Năng

Ngày đăng 26/03/2013

Vừa qua, tại xã Phú Nhuận (TP. Bến Tre) xuất hiện mô hình nuôi heo bằng đệm sinh học, một hỗn hợp gồm trấu, mùn cưa, men vi sinh… Hiệu quả mà mô hình này đem lại là tiết kiệm điện nước, công lao động chăm sóc, giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh.
 
Mô hình chăn nuôi này được ví như việc “buồn ngủ mà gặp chiếu manh” trong thực trạng giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra. Tuy nhiên, tính khả thi của mô hình đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, bởi đằng sau đó là hàng loạt câu hỏi được đặt ra cho cả ngành chức năng và người chăn nuôi.
 
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, thức ăn chăn nuôi mà cơ sở chăn nuôi bằng đệm sinh học đang sử dụng là thức ăn tự chế. Hiệu quả kinh tế mà mô hình đem lại chủ yếu ở chỗ thức ăn, vì có thể sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có, giá rẻ để chăn nuôi thay thức ăn hỗn hợp nên cũng góp phần giảm chi phí. Thức ăn tự chế biến này gồm hỗn hợp lúa ngọn, bắp được xay nhuyễn trộn với bột cá (khoảng 5%) và men vi sinh hoạt tính. Heo nuôi trong thời gian từ 3 tháng rưỡi đến 4 tháng sẽ đạt trọng lượng khoảng 100 kg (cân nặng khởi điểm là 30 kg/con).

Lượng phân thải ít, phân ít thối, chỉ trong vòng 5 - 10 phút sẽ tiêu hủy hết. Trong khi đó, những hộ chăn nuôi sử dụng nguồn thức ăn công nghiệp thì lượng phân thải của heo khá nhiều. Nền chuồng không đổ bê-tông, hỗn hợp sử dụng sau một năm có thể dùng để bán làm phân bón trong trồng trọt, tăng thu nhập cho người nuôi heo. Hỗn hợp có chứa men, nên nền chuồng sẽ sinh nhiệt. Liệu rằng vấn đề này có tác hại nếu như có dịch bệnh xảy ra. Trong suốt quá trình nuôi, heo không được tắm thì liệu có sạch không?

Các vấn đề nêu trên đang rất cần tiếng nói của ngành chức năng.


Có thể bạn quan tâm

nuoi-bo-sua-nong-dan-moc-chau-thu-nhap-khung Nuôi Bò Sữa, Nông Dân… dung-dau-tinh-ve-nha-nuoi-chim-yen-o-tien-giang Đứng Đầu Tỉnh Về Nhà…