Mô hình kinh tế Nuôi Tôm Theo Hướng VietGAP Hiệu Quả Bền Vững Ở Cà Mau

Nuôi Tôm Theo Hướng VietGAP Hiệu Quả Bền Vững Ở Cà Mau

Ngày đăng 18/10/2012

Khi sản phẩm xuất khẩu ngày càng chịu sự kiểm tra gắt gao của các nước trên thế giới, giá tôm sú và tôm thẻ bấp bênh, quy trình sản xuất sạch của mô hình nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến theo hướng VietGAP tạo bước đột phá cho nền kinh tế mũi nhọn Cà Mau phát triển bền vững. 
Năm 2102, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư xây dựng mô hình nuôi tôm công nghiệp (NTCN) và quảng canh cải tiến (QCCT) theo quy trình VietGAP tại 9 huyện, thành phố, nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân. 
Cận cảnh mô hình VietGAP

Nuôi tôm theo quy trình VietGAP được kiểm tra và áp dụng các loại thuốc, hóa chất từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra và được hộ nuôi ghi chép cẩn thận, đáp ứng tốt cho nhu cầu truy nguyên nguồn gốc của sản phẩm và dùng làm tư liệu so sánh, đúc kết kinh nghiệm cho vụ nuôi sau. Từ đó, từng bước nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu nguồn nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến xuất khẩu. 
Kỹ sư Trần Ngọc Lãm, cán bộ khuyến nông - khuyến ngư Cà Mau, cho biết, khi nông dân thực hiện theo mô hình này, ngoài việc được cán bộ trung tâm chỉ dẫn kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi, còn tạo cho người nuôi tôm làm quen với công việc ghi chép sổ tay, hạch toán chi phí sản xuất một cách chính xác và tạo điều kiện cho việc truy xuất nguồn gốc dễ dàng. 
Với 2 mô hình nuôi tôm sú QCCT và NTCN theo hướng VietGAP, các hộ nuôi tôm có thể khắc phục hiện tượng suy thoái môi trường bị ô nhiễm lâu nay. Đồng thời, thông qua phương án này, các hộ dân được nâng cao trình độ sản xuất, từng bước nhân rộng mô hình, chuyển đổi sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên đặc thù của địa phương. 
Đặc biệt, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc chuyển đổi mô hình nuôi tôm thâm canh theo hướng sản xuất tôm sạch, mang lại giá trị cao từ tính ổn định và hiệu quả của mô hình VietGAP. 
Mô hình nuôi theo hướng VietGAP có quy trình không khác với quy trình bình thường hiện nay, nhưng cái mà mô hình này mang lại là trong suốt quá trình nuôi không sử dụng các loại thuốc, hóa chất cấm, mà hướng sử dụng các loại chế phẩm sinh học trong quá trình quản lý môi trường ao nuôi. 
Hiệu quả bước đầu

Hộ ông Nguyễn Thế Hùng, ấp Lung Thuộc, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, được chọn thực hiện mô hình NTCN theo hướng VietGAP. Ông cho biết, hiện mô hình VietGAP thực hiện được hơn 50 ngày, tôm đạt trọng lượng khoảng 100 con/kg. So với cách nuôi bình thường tôm phát triển nhanh hơn, môi trường nuôi ổn định hơn. 
Do mô hình nuôi sử dụng các chế phẩm sinh học để quản lý môi trường ao nuôi, nên môi trường nuôi ổn định, hạn chế các loại thuốc nên chi phí thấp hơn so với quy trình bình thường. Thông số của quy trình nuôi đưa ra là từ 4 - 5 tháng nuôi, tỷ lệ sống > 25%, kích cỡ thu hoạch  Thời điểm con tôm rớt giá và chi phí thức ăn, thuốc hóa chất cao, người nuôi tôm đang tiến thoái lưỡng nan. Đầu tư tiếp thì nuôi không có lãi, còn để ao đầm nằm không thì không cam tâm. Thêm vào đó, đầu ra sản phẩm bị thương lái ép giá do “áp đặt” tôm bị nhiễm hóa chất...
 “Để tháo gỡ khó khăn trước mắt cho người nuôi tôm, ngành chức năng cần triển khai mô hình nuôi TCN, QCCT theo quy trình VietGAP, hạn chế sử dụng các loại thuốc, hóa chất và giảm chi phí sản xuất, đem lại nhiều hy vọng cho người nuôi tôm”, ông Hùng khẳng định.
 Nhằm mục tiêu hướng đến việc sản xuất tôm sạch, chất lượng cao, góp phần tăng tính cạnh tranh tôm của Việt Nam trên thương trường, việc thực hiện nuôi tôm theo hướng VietGAP là cần thiết, đáp ứng nhu cầu tôm sạch cho thị trường xuất khẩu.
 Đồng thời, chuyển giao khoa học - công nghệ tiên tiến cho nông dân về kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp theo hướng VietGAP, góp phần giảm rủi ro trong nuôi tôm. Mô hình thành công là cơ sở nhân rộng cho nông dân trong vùng, qua đó từng bước hướng dẫn người nuôi áp dụng VietGAP đối với nuôi tôm thương phẩm.


Có thể bạn quan tâm

nuoi-ca-loc-mua-lu-cho-hieu-qua-cao-o-tien-giang Nuôi Cá Lóc Mùa Lũ… phat-trien-nghe-trong-nam-rom-o-cai-lay-tien-giang Phát Triển Nghề Trồng Nấm…