Tin nông nghiệp Ông đỡ mát tay của nhiều mô hình sản xuất

Ông đỡ mát tay của nhiều mô hình sản xuất

Tác giả Tân Tiến, ngày đăng 26/03/2016

Thu hút hội viên bằng mô hình

Theo ông Nguyễn Văn Chơ - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Bình Phước, vào năm 2010, khi được giao nhiệm vụ phối hợp Phòng Lịch sử Đảng (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước) xây dựng đề án biên soạn cuốn “Lịch sử Hội ND và phong trào ND tỉnh Bình Phước, giai đoạn 1930-2010” ông Tưởng đã miệt mài tìm tòi, nghiên cứu viết, biên tập và được cấp thẩm quyền phê duyệt in sách. Sự ra đời của quyển lịch sử Hội ND và phong trào ND của tỉnh đã đóng góp không nhỏ trong việc giáo dục truyền thống cho các thế hệ cán bộ, nông dân mai sau.

Tiếp đến, ông Tưởng lại tham gia biên soạn đề án “Củng cố lực lượng và phát triển phong trào nông dân, xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011-2020”, nhằm xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, phát triển hội viên (HV) đông về số lượng, mạnh về chất lượng.

Anh Tưởng còn tham gia thực hiện nhiều đề án, dự án, như đưa nông dân đi nước ngoài học tập kỹ thuật trồng lan cấy mô, trồng rau trong nhà lưới; xây dựng mô hình tưới nước nhỏ giọt; sản xuất phân vi sinh từ cá; phối hợp thực hiện dự án xây dựng trang trại,   gia trại kiểu mẫu theo hướng VietGAP...”.

Ông Nguyễn Văn Chơ - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Bình Phước

Năm 2014, trong những lần về cơ sở công tác, thấy nhiều chủ trang trại, nông dân giỏi làm kinh tế nhưng lại chưa biết đến Hội, ông Tưởng rất trăn trở. “Sau nhiều đêm trăn trở, tôi nêu sáng kiến mỗi khi tổ chức hội thảo đầu bờ hoặc trình diễn mô hình trồng trọt nên gắn liền với vận động họ tham gia tổ chức hội. Khi những mô hình kinh tế do Hội đưa về có hiệu quả, nông dân tự nguyện xin vào Hội. Sau 1 năm thực hiện việc lồng ghép, Hội ND Bình Phước thu hút thêm được 3.200 HV” - ông Tưởng bộc bạch.

Anh Hoàng Văn Bình, dân tộc Nùng ở xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú nhớ lại: “Trước kia nghe nói vào Hội ND chỉ đi họp, nhiều người rất ngại. Khi ông Tưởng đưa dự án “Trồng khổ qua rừng” về, chúng tôi trồng thử thấy có lợi ích, thu nhập tăng lên nên nhiều hộ làm đơn xin vào Hội ND...”.

Học từ nông dân

Từ thành công của dự án “Trồng khổ qua rừng”, ông Tưởng tiếp tục phối hợp biên soạn, nghiên cứu nhân giống cây chùm ngây Moringa Okifera, sản xuất cây giống cung cấp cho bà con nông dân, đặc biệt là HV, hộ ND nghèo trồng làm thức ăn và bán để tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Đến nay cả 2 loại cây trên đã được nhân rộng trên địa bàn tỉnh Bình Phước và đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Ngoài ra, anh Tưởng còn tích cực tham gia xây dựng mô hình tổ hợp tác chăn nuôi, trồng ca cao xen dưới tán điều…

Ông Nguyễn Thanh Tâm-nông dân giỏi cấp T.Ư bày tỏ: “Anh Tưởng là một cán bộ hội tận tâm với công việc, nhiệt tình và gần gũi với nông dân. Nơi nào có mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả là anh Tưởng tìm đến học hỏi rồi về truyền đạt, hướng dẫn lại cho bà con nông dân để cùng nhau làm giàu...”. Còn ông Nguyễn Văn Chơ thì nhận xét: “Những mô hình do Tưởng đề ra hoặc phối hợp thực hiện đều đem lại lợi ích kinh tế thiết thực cho HV...”.


Có thể bạn quan tâm

cac-giai-phap-chuyen-doi-cay-trong-chong-han Các giải pháp chuyển đổi… tp-hcm-cang-thang-nguon-nuoc-lam-vu-he-thu TP.HCM căng thẳng nguồn nước…