Trồng lúa Ống Lúa Lai Chất Lượng Cao Nghi Hương 2308

Ống Lúa Lai Chất Lượng Cao Nghi Hương 2308

Ngày đăng 25/07/2013

Chuẩn bị bước vào vụ ĐX 2006-2007, có 3 giống lúa lai vừa chính thức được Bộ NN-PTNT ra quyết định đưa vào danh mục giống cây trồng mới là Nghi hương 2308, Q. ưu 1 và Syn6. Xin giới thiệu giống lúa lai chất lượng cao Nghi hương 2308...

I. Nguồn gốc và đặc điểm

1. Nguồn gốc:

Nghi hương 2308 (Nghi hương 1A x Nghi khôi 2308) là giống lúa lai 3 dòng của Cty TNHH khoa học kỹ thuật giống cây trồng Đắc Nguyệt, Tứ Xuyên, Trung Quốc chọn tạo. Giống được đưa vào Việt Nam gieo trồng từ năm 2002 và đến nay đã có mặt tại các tỉnh: Hà Tây, Thanh Hoá, Nghệ An, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Ninh Bình, Sơn La, Hà Nam, Nam Định, Bắc Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Tuyên Quang và Hải Dương.

2. Đặc điểm chủ yếu.

- Gạo đạt chất lượng cao: Hạt thon dài, trắng trong, dinh dưỡng cao, cơm mềm dẻo và có hương thơm. Hiện đang là giống lai có chất lượng cao nhất tại Việt Nam.

- Thời gian sinh trưởng ngắn: vụ xuân ngắn hơn Nhị ưu 838 từ 3-5 ngày. Đặc biệt vụ mùa thời gian sinh trưởng chỉ còn 102-108 ngày, ngắn hơn Bồi tạp sơn thanh 2-6 ngày, ngắn hơn Nhị ưu 838 từ 6-10 ngày. Là giống cảm ôn và chống chịu sâu bệnh khá nên cấy được cả 3 vụ trong năm: Xuân, hè thu và vụ mùa.

- Chiều cao cây 101-119 cm, bông dài 27cm, số hạt bông: 153 hạt, khối lượng 1.000 hạt: 29 gam, mạ khoẻ, chịu rét tốt, tỷ lệ bông hữu hiệu cao, trổ nhanh và thoát cổ bông tốt.

- Thích hợp chân đất từ vàn thấp đến cao. Không nên gieo cấy vào đất trũng.

- Là giống có tiềm năng năng suất cao. Năng suất trung bình tương đương Nhị ưu 838. Năng suất cao nhất có thể đạt 12 tấn/ha.

II. Kỹ thuật canh tác:

1. Thời vụ gieo cấy: Có thể gieo vào xuân chính vụ, xuân muộn, hè thu và mùa sớm (thời gian cụ thể áp dụng theo lịch gieo cấy của từng địa phương cho thích hợp). Cấy khi cây mạ 2,5-3 lá.

2. Mật độ cấy: Trung bình 40-50 khóm/m2, mỗi khóm cấy 1-2 dảnh. Lượng giống cần cho 1 sào Bắc bộ là:0,8-1,2 kg.

3. Phân bón dùng cho 1 sào Bắc bộ: Phân chuồng 300 kg, Supe lân 20 kg, urê 8 kg, kali clorua 8 kg. Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân và 40% phân urê. Thúc lần 1 khi lúa bén rễ hồi xanh: 40% phân urê. Thúc lần 2 toàn bộ số phân kali. Thúc lần 3 khi lúa có đòng dài 10 cm: 20% phân urê còn lại.

4. Chế độ nước: Từ khi gieo đến mạ 2 lá giữ nước dưới rãnh, không cho nước tràn lên mặt luống để cây mạ phát triển bộ rễ. Sau đó thường xuyên giữ nước 1-2 cm trong suốt giai đoạn lúa đẻ nhánh trên ruộng mạ cũng như trên ruộng cấy, đến cuối giai đoạn đẻ nhánh tiến hành rút nước phơi ruộng sao cho ruộng nẻ chân chim, sau đó lại cho nước vào ruộng giữ nước 1-2 cm cho đến khi lúa chắc xanh thì rút cạn. Đây là biện pháp thâm canh bắt buộc nếu muốn lúa chắc hạt, chống đổ tốt và cho năng suất cao.

5. Phòng trừ sâu bệnh:

Trước khi lúa trỗ có thể phun phòng trừ đạo ôn, khô vằn và sâu đục thân.

6. Thu hoạch: Kiểm tra đồng ruộng khi lúa chín đều mới thu hoạch.

7. Chế biến: Lúa sau khi thu hoạch không được chất đống lâu dễ bốc nóng, không được phơi mỏng dưới nắng to trên nền xi măng. Không xát thóc ở thuỷ phần thấp dưới 13%, tốt nhất nên xát thóc ở thuỷ phần 14% và với máy xay xát chuyên dùng cho loại hạt thóc dài để tỷ lệ gạo nguyên đạt cao nhất.


Có thể bạn quan tâm

truoc-khi-sa-lua-nong-dan-can-phai-bon-loai-phan-nao-luong-bon-bao-nhieu-cho-1-ha Trước Khi Sạ Lúa Nông… phong-tru-benh-vang-la-sinh-ly-lua-xuan Phòng Trừ Bệnh Vàng Lá…